Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 1 tháng 9 năm 2020 | 23:6

Tuyên Quang: Thiếu kinh phí, 423 công trình thủy lợi chưa được sửa chữa

Tỉnh Tuyên Quang có 2.882 công trình thủy lợi và hơn 3.700 km kênh mương cấp nước phục vụ sản xuất. Theo rà soát, 463 công trình bị hư hỏng, có nguy cơ gây mất an toàn cần đầu tư sửa chữa. Tuy nhiên, tỉnh này đang gặp khó về kinh phí để sửa chữa.

 

 

Hơn 332 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi

Để chủ động các phương án phòng, chống, ứng phó kịp thời với các diễn biến bất thường của thời tiết, những năm qua, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên quang đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo các Ban quản lý công trình thuỷ lợi tổ chức thực hiện việc quản lý, khai thác và bảo vệ công trình theo đúng quy định hiện hành.

Tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ an toàn của các công trình thuỷ lợi, đặc biệt là các hồ chứa nước trên địa bàn quản lý, các tuyến đê và hệ thống cống dưới đê, các công trình kè sông, suối, các trạm bơm ven sông.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, chủ động lập kế hoạch sửa chữa, khắc phục các hư hỏng của công trình. Đối với các hạng mục công trình xung yếu có nguy cơ xảy ra sự cố, kịp thời báo cáo đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí khắc phục, sửa chữa; trường hợp chưa bố trí được kinh phí khắc phục, sửa chữa kịp thời phải chủ động xây dựng các phương án phòng, chống, ứng phó với mọi tình huống khi công trình xảy ra sự cố.

Công trình thủy lợi Ngòi Là 2, xã Trung Môn (Yên Sơn) là một trong những công trình thủy lợi lớn, được đưa vào sử dụng từ năm 1975. Trước đây, toàn bộ hệ thống đê bao của hồ chỉ là đê đất, mái thượng lưu và hạ lưu có nhiều điểm bị sạt lở, tràn xả lũ có hiện tượng nứt, gãy nhiều đoạn gây mất an toàn.

Năm 2019, công trình được gia cố, sửa chữa với tổng kinh phí gần 48 tỷ đồng. Hiện nay, hệ thống đê bao được kè đá kiên cố, tràn xả lũ được nâng cấp, mở rộng...

Ông Nguyễn Văn Ngọc, cán bộ kỹ thuật Đội quản lý, khai thác công trình thủy lợi Ngòi Là 2, cho biết, công trình có sức chứa 3 triệu 2 trăm nghìn mét khối nước, mực nước dâng bình thường khoảng 50ha, diện tích lưu vực 13,7km2, phục vụ nhu cầu tưới cho hơn 300ha lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản, tổng diện tích tưới hơn 700ha/năm. 

23.png
 Hiện, Tuyên Quang còn 423 công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp chưa được bố trí kinh phí để sửa chữa, nâng cấp.

 

"Công trình có mức độ an toàn rất cao, tràn của công trình là tràn tự do nên khi mưa, lũ đến đỉnh cột nước tràn thì nó sẽ tràn tự do. Để đảm bảo an toàn trong mùa mưa, lũ, đội sẽ thay phiên thường trực, thường xuyên kiểm tra công trình để kịp thời phát hiện những hư hỏng để khắc phục", ông Ngọc cho biêt thêm.

Thiếu kinh phí sửa chữa

Do số lượng công trình trên địa bàn lớn, nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên các công trình được đầu tư chưa đồng bộ, có tới 47% tổng số công trình của toàn tỉnh thường xuyên bị hư hỏng sau mưa lũ. Hệ thống kênh đất chiếm tỷ lệ lớn, dễ bị sạt lở, vùi lấp, gây thất thoát nước, làm giảm hiệu quả tưới khi gặp mưa.

Hiện, trong tổng 463 công trình bị hư hỏng, có nguy cơ gây mất an toàn, Tuyên Quang mới bố trí các nguồn vốn để tu sửa, nâng cấp được 40 công trình với tổng kinh phí hơn 332 tỷ đồng. Còn 423 công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp chưa được bố trí kinh phí để sửa chữa, nâng cấp.

Bà Hoàng Thị Sỹ, Giám đốc Ban Quản lý khai thác Công trình thủy lợi Tuyên Quang (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết, để đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ, hàng năm Sở Nông nghiệp và PTNT cũng chỉ đạo Ban quản lý các công trình thủy lợi Tuyên Quang chủ động theo dõi thời tiết, chỉ đạo cán bộ kỹ thuật bám sát cơ sở để hướng dẫn ban quản lý các công trình thủy lợi cơ sở tổ chức kiểm tra các công trình thủy lợi trên địa bàn để kịp thời phát hiện những hư hỏng để có phương án xử lý ngay.

"Đối với những hư hỏng lớn mà nguồn kinh phí cơ sở không đáp ứng được thì Ban quản lý cũng chỉ đạo các ban cơ sở tổng hợp và báo cáo các cấp thẩm quyền xem xét hỗ trợ kinh phí khắc phục nhằm đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa lũ và cấp nước sản xuất theo kế hoạch đề ra", bà Sỹ cho biết thêm. 

Trước thực trạng hạn hẹp về kinh phí, Sở Nông nghiệp và PTNT tuyên Quang đề nghị Tổng cục Thủy lợi trình Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Tuyên Quang sửa chữa, khắc phục đối với 20 công trình thuỷ lợi bị hư hỏng, xuống cấp có quy mô và kinh phí đầu tư lớn, nguồn ngân sách của địa phương không thể đáp ứng được.

Báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho Chính phủ, hàng năm giành nguồn kinh phí phân bổ cho các địa phương để chủ động trong việc tu sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi bị hư hỏng, nhất là đối với các hồ chứa để đảm bảo công trình an toàn, phát huy hiệu quả phục sản xuất.

Xem xét hỗ trợ kinh phí để địa phương thực hiện cắm mốc hành lang phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy lợi; Sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa công trình theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập, thiết bị quan trắc khí tượng thuỷ văn chuyên dùng theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật đối với các công trình đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. 

Trong 8 tháng đầu năm 2020, tỉnh Tuyên Quang xảy ra 17 đợt thiên tai gây thiệt hại ước 276.405 tỷ đồng. Ngay sau khi thiên tai xảy ra, UBND tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo UBND huyện, thành phố, các ban, ngành tổ chức kiểm tra và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn, chủ động sử dụng nguồn dự phòng ngân sách các cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp hỗ trợ, chia sẻ với những mất mát đối với các gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn.

Từ đầu năm 2020 đến nay, UBND tỉnh Tuyên Quang đã bố trí kinh phí từ các nguồn ngân sách địa phương để thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai gồm: Quỹ phòng chống thiên tai 1.685 triệu đồng để đầu tư sửa chữa, khắc phục 02 công trình bị hư hỏng; Quỹ dự trữ tài chính 130.488 triệu đồng, trong đó đã sử dụng đến nay là 110.506 triệu đồng; Dự phòng ngân sách địa phương năm 2020 là 131.555 triệu đồng.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Thủ tướng: 'Giữ lửa và truyền lửa' bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc

    Thủ tướng: 'Giữ lửa và truyền lửa' bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc

    Chiều 19/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4)-những người giữ vai trò "giữ lửa và truyền lửa" bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc.

  • Thành phố Điện Biên Phủ đặt tên đường Phạm Văn Đồng và các anh hùng Điện Biên

    Thành phố Điện Biên Phủ đặt tên đường Phạm Văn Đồng và các anh hùng Điện Biên

    Chiều 17/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án bảo tồn, tôn tạo Khu đề kháng Him Lam thuộc di tích quốc gia đặc biệt Điện Biên Phủ, lễ gắn biển tuyến đường mang tên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và tuyến đường mang tên anh hùng Nguyễn Ngọc Bảo tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

  • Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

    Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

    Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

Top