Những ngày qua, giá hồ tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên liên tục giảm mạnh. Tại Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay chỉ còn 83 nghìn đồng/kg, giảm 10 nghìn đồng/kg so với một tháng trước và giảm gần 1 nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đà giảm giá này, nhiều nông dân đang rất lúng túng vì bán ngay thì chịu thiệt mà tạm trữ lại lo giá tiếp tục giảm thêm, nhất là với những hộ mà tiền bán tiêu các vụ trước vẫn chưa đủ hoàn vốn đầu tư.
Gần tháng trước, gia đình ông Phạm Văn Hà, ở thôn 6, xã Cư Ewi, huyện Chư Quynh, tỉnh Đắk Lắk thu hoạch hơn 300 cây hồ tiêu, được gần 1 tấn rưỡi tiêu hạt. Thấy mức giá dưới trăm nghìn đồng/1kg là quá thấp so với năm ngoái, ông Hà quyết định trữ toàn bộ số tiêu vừa thu. Nhưng nay, giá tiêu càng giảm hơn nữa, gia đình ông Hà không dám tiếp tục tạm trữ, buộc phải bán để lấy tiền thanh toán các khoản vay đầu tư đang đến hạn.
Dù giá đã giảm gần 50% so với năm ngoái, nhưng theo ông Nguyễn Văn Tỵ, Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Thống Nhất, (ở phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột), người trồng tiêu vẫn chưa bị lỗ vốn. Thậm chí, nếu đạt năng suất trung bình là 4 tấn/1 ha, các vườn tiêu vẫn cho lợi nhuận nhỉnh hơn so với các cây trồng phổ biến khác ở tỉnh. Ông Nguyễn Văn Tỵ cho rằng, bán hay tiếp tục tạm trữ là tùy điều kiện kinh tế của mỗi nông dân, mỗi doanh nghiệp, nhưng không nên cầu may giá tiêu sẽ tăng như trước đây:
Từ đầu năm đến nay, Đắk Lắk xuất khẩu gần 1500 tấn tiêu hạt, đạt gần 30% kế hoạch năm, tăng 2,3% về lượng nhưng giảm 25% về kim ngạch do giá xuất khẩu giảm. Theo Phòng xuất nhập khẩu, Sở Công thương Đắk Lắk, triển vọng hồ tiêu đảo chiều tăng giá trở lại là khá thấp. Với nông dân mới có thu nhập từ hồ tiêu, việc mạo hiểm tạm trữ có thể khiến họ lún sâu vào nợ nần./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.