Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 19 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 13 tháng 4 năm 2018 | 13:33

Ứng dụng biogas xử lý chất thải tôm nuôi siêu thâm canh

Nhiều hộ nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn huyện Cái Nước (Cà Mau) đang áp dụng quy trình biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi heo để xử lý chất thải trong tôm nuôi siêu thâm canh, vừa bảo vệ môi trường, vừa tạo nguồn khí gas phục vụ sinh hoạt.

ung-dung.jpg
Mô hình xử lý chất thải tôm nuôi siêu thâm canh bằng túi ủ biogas của hộ ông Trần Quốc Việt.

Gia đình ông Trần Quốc Việt (ấp Tân Ánh, xã Phú Hưng) đang thả nuôi siêu thâm canh 3 ao tôm với diện tích 5.000m2. Ông sử dụng bạt trải đầm tôm có chiều rộng 8m, chiều dài hơn 20m và dùng máy ép tấm bạt thành hình ống để làm túi ủ biogas. Túi được đặt dưới ao xử lý chất thải. Một đầu được bịt kín, đầu còn lại đấu nối với ống nhựa có đường kính 140mm dẫn đến khu vực ao đầm tôm nuôi siêu thâm canh.

Khi xi-phông, chất thải từ dưới đầm tôm siêu thâm canh được thông qua hệ thống lưới, tách phần xác tôm lột đưa ra ngoài phơi khô dùng làm phân; còn phần chất thải của tôm và thức ăn dư thừa được đưa về túi biogas để xử lý.

Với cách xử lý này, môi trường nguồn nước và môi trường không khí ở khu vực nuôi tôm siêu thâm canh của gia đình ông Việt luôn được đảm bảo, đồng thời còn có nguồn khí gas phục vụ sinh hoạt.

Nếu không áp dụng quy trình xử lý chất thải bằng biogas chăn nuôi, chất thải của tôm nuôi siêu thâm canh được chứa trong khu xử lý chất thải lâu ngày với số lượng lớn, sẽ bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cái Nước Nguyễn Trúc Giang cho biết, hiện trên địa bàn huyện có khoảng 10 hộ dân  áp dụng quy trình biogas trong chăn nuôi để xử lý chất thải tôm nuôi siêu thâm canh. Bước đầu đã phát huy hiệu quả nên ngành đang khuyến cáo các hộ nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng quy trình xử lý chất thải này nhằm góp phần bảo vệ môi trường nguồn nước trong nuôi tôm.

Theo ông  Việt, dùng bạt trải đầm tôm làm để làm túi biogas, giá thành tuy có cao hơn so với cao su trắng bán trên thị trường, nhưng bù lại an toàn hơn, không sợ bị rò rỉ khí gas và thời gian sử dụng có thể kéo dài 3-5 năm.

“Để giúp các hộ nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn huyện nắm vững quy trình lắp đặt túi ủ biogas xử lý chất thải, hiện Phòng Nông nghiệp và PTNT đang phối hợp với ngành chuyên môn cấp tỉnh hướng dẫn bà con nuôi tôm thực hiện đúng quy trình, góp phần hạn chế xảy ra tai nạn do khí gas rò rỉ khi xử lý chất thải trong nuôi tôm siêu thâm canh”, ông Giang nói.

 

 

Việt Tiến
Ý kiến bạn đọc
  • Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Nhiều người thường nghĩ công việc của một Freelancer khá thoải mái khi họ được tự chủ về mặt thời gian làm việc. Thực tế, công việc này cũng có những thử thách và áp lực riêng mà không phải ai cũng biết.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

Top