Thời gian qua, nhiều nông dân ở xã Định Môn (Thới Lai - Cần Thơ) đã liên kết sản xuất, thành lập Tổ hợp tác (THT) làm vườn Đồng Tâm, chuyên trồng nhãn Idor, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2017, THT làm vườn Đồng Tâm được thành lập, với diện tích 40ha vườn, gồm 32 thành viên, do ông Nguyễn Văn Triều làm Tổ trưởng. Đến nay, tổ hợp tác đã nâng diện tích lên 60ha, với 55 thành viên tham gia. Nhiều thành viên có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng đúng hướng
Ông Nguyễn Văn Triều, ở ấp Định Khánh A, có 3ha nhãn Idor, trong đó 1ha đang cho thu hoạch và 2ha hơn 1 năm tuổi. “Năm 2017, 1ha nhãn cho vụ trái đầu tiên, tôi thu hoạch được hơn 6 tấn trái, thu về trên 150 triệu đồng. Nhãn Idor hiện được thị trường ưa chuộng, giá bán cao”, ông Triều cho biết.
Để có được những thành quả trên là do ông Triều chuyển dịch cơ cấu cây trồng đúng hướng, biết ứng dụng tiến bộ vào sản xuất. Cách đây 3 năm, 1ha đất của ông Triều gieo cấy 3 vụ lúa/năm. Năm 2015, ông biết đến giống nhãn Idor cho năng suất cao, giá bán cũng khá cao nên bàn bạc với gia đình chuyển đổi từ đất ruộng lên vườn để trồng nhãn Idor. Để chăm sóc vườn nhãn phát triển xanh tốt, ông Triều tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn, tham quan các mô hình trồng nhãn tại quận Ô Môn và các tỉnh lân cận để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
Ông Triều chia sẻ: “Giai đoạn nhãn ra đọt non dễ bị bệnh và côn trùng tấn công nên phải phun thuốc trừ sâu bảo vệ. Song song đó, phải bón phân theo định kỳ để cây phát triển tốt, kháng được sâu, bệnh. Nhờ cách làm này, vườn nhãn đã phát triển xanh tốt”.
Thấy trồng nhãn Idor hiệu quả, ông Triều quyết định chuyển đổi 2ha đất ruộng còn lại lên vườn, nhân rộng mô hình.
Sau nhiều năm canh tác và tích lũy kinh nghiệm, ông Triều sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc nhãn Idor cho nhiều nông dân trong ấp. Nhờ đó, phong trào trồng nhãn Idor được nhân rộng, thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia.
Đăng ký nhãn hiệu tập thể nhãn Idor Định Môn
Ông Nguyễn Văn Hiền, thành viên THT làm vườn Đồng Tâm, ấp Định Khánh A, phấn khởi nói: “Từ khi tham gia THT đến nay, được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng nhãn Idor, tôi đã chủ động xử lý nhãn ra hoa nghịch vụ, bán được giá cao. Năm 2017, với 5 công (1 công = 1.000m2) nhãn, tôi thu hoạch được hơn 8 tấn trái, thương lái đến tận vườn thu mua với giá 28.000 đồng/kg. Trừ chi phí, tôi lời trên 150 triệu đồng”.
Thấy rõ hiệu quả của mô hình, ông Hiền tiếp tục chuyển đổi 4,5ha đất ruộng còn lại sang trồng nhãn Idor. Theo ông Hiền, để năng suất nhãn Idor cao, khi trái nhãn lớn gần bằng đầu ngón tay, phải tỉa bớt, chừa số lượng thích hợp để trái nhãn to, hình dáng đẹp, màu sắc bắt mắt, bán được giá cao. Sau khi thu hoạch, tỉa bỏ những cành già, tạo tán cho cây. Điều quan trọng là người trồng phải chăm sóc để cây luôn khỏe, phun thuốc bảo vệ thực vật đúng kỹ thuật để phòng trị bệnh hiệu quả.
Ông Lê Quốc Sử, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Định Môn, cho biết: “Để các thành viên an tâm sản xuất, năm 2018, xã đã hỗ trợ các thủ tục cùng các thành viên trong THT đăng ký nhãn hiệu tập thể nhãn Idor Định Môn. Sau khi có nhãn hiệu, sản phẩm làm ra của THT có nguồn gốc xuất xứ và có sức cạnh tranh trên thị trường. Những năm qua, ngoài việc mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn cho nông dân, Hội Làm vườn, Hội Nông dân xã còn phối hợp với các ngân hàng, Quỹ hỗ trợ của Hội Nông dân thành phố tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận nguồn vốn vay để cải tạo vườn kém hiệu quả, trồng những giống cây ăn trái có chất lượng”.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.