Lâm trường 103 (Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 327, Quân khu 3 - Quảng Ninh) đang triển khai mô hình “vườn - ao - chuồng - rừng” trong vùng dự án kinh tế quốc phòng ở thôn Tân Đức, xã Quảng Đức (Hải Hà - Quảng Ninh). Mô hình được xây dựng với mục đích để người dân các xã vùng cao Quảng Sơn, Quảng Đức học tập, nhân rộng, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gay gắt, ảnh hưởng đến quá trình canh tác, việc chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng cạn là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng thu nhập cho nông dân, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm. Hiện, nhiều địa phương đã xây dựng được những mô hình luân canh, xen canh cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Quảng Ngãi có gần 76.000ha trồng lúa và 58.641ha trồng rau màu, ngô, lạc, đậu các loại và cây công nghiệp ngắn ngày. Để ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu, tỉnh đặc biệt chú trọng công tác chuyển đổi vùng sản xuất lúa không chủ động nước tưới, kém hiệu quả sang trồng các giống cây trồng cạn như lạc, ngô, mè đen, rau màu các loại…
Tuy gặp không ít khó khăn do biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn khiến một số diện tích vườn bị thiệt hại từ 30 - 75% nhưng trong năm 2016, hội viên Hội Làm vườn (HLV) Trà Vinh vẫn tích cực đầu tư, cải tạo, nâng cấp vườn kém hiệu quả để trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao; tích cực xây dựng mô hình kinh tế hợp tác, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế vườn.
Bao đời nay, ngư dân luôn hướng ra biển để hái lộc thiên nhiên ban tặng. Tư duy này nếu không có định hướng phát triển thì ngư trường đánh bắt sẽ cạn kiệt dần. Vì thế, chủ trương của Chính phủ là phát triển nghề nuôi tôm trên cát bằng cách tận dụng lợi thế dải đất cát ven biển trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.