Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 19 tháng 5 năm 2017 | 11:9

Nuôi tôm trên cát ở Duyên hải miền Trung: Giải pháp khai thác hiệu quả đất cát

Bao đời nay, ngư dân luôn hướng ra biển để hái lộc thiên nhiên ban tặng. Tư duy này nếu không có định hướng phát triển thì ngư trường đánh bắt sẽ cạn kiệt dần. Vì thế, chủ trương của Chính phủ là phát triển nghề nuôi tôm trên cát bằng cách tận dụng lợi thế dải đất cát ven biển trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác các tỉnh Duyên hải miền Trung tham quan mô hình nuôi tôm trên cát tại huyện Cẩm Xuyên và thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

Khơi dậy tiềm năng

Vùng Duyên hải miền Trung trải dài trên 1.800km bờ biển, bao gồm 14 tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận với tổng diện tích đất cát khoảng 100.000ha. Năm 2000, phong trào nuôi tôm trên cát bắt đầu “bén duyên” ở nơi này, tuy nhiên, việc phát triển thời kỳ đầu còn chậm, hiệu quả kinh tế chưa cao.

Đến thời kỳ áp dụng công nghệ nuôi mới như thâm canh ít thay nước, sử dụng chế phẩm vi sinh, tái sử dụng nước, công nghệ bioflocs... thì diện tích nuôi tôm trên cát phát triển mạnh. Thống kê đến năm 2016 cho thấy, toàn vùng miền Trung có 3.734ha nuôi tôm trên cát, tăng trưởng trung bình khoảng 7,5%/năm (giai đoạn 2010- 2016); sản lượng đạt 41.705 tấn, tăng trưởng bình quân 5%/năm. Trong mấy năm qua đã hình thành 3 loại hình nuôi trồng gồm: Hộ cá thể, hợp tác xã và doanh nghiệp. Mô hình hộ cá thể thường có quy mô nhỏ lẻ, manh mún, khó kiểm soát. Vì thế, để đảm bảo phát triển bền vững, Tổng cục Thủy sản khuyến khích nuôi tập trung, quy mô lớn.

Được biết, hiện nay diện tích có thể phát triển nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung là 12.000-14.600ha. Tuy nhiên, vùng đất cát này thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên phải đối mặt với hạn hán, bão lũ; hoạt động nuôi trồng chủ yếu thâm canh nên cần vốn đầu tư lớn, trong khi đó, các tổ chức tài chính, tín dụng còn hạn chế trong việc cho vay vốn để nuôi tôm trên cát; trình độ kỹ thuật của người dân còn hạn chế;...

Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020, diện tích nuôi tôm trên cát đạt 4.500ha, sản lượng trên 60.000 tấn; năm 2025 diện tích nuôi 7.000ha, sản lượng trên 110.000 tấn, các địa phương phải xây dựng cụ thể các giải pháp về quy hoạch; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị; giám sát chặt chẽ điều kiện các cơ sở nuôi, con giống; đưa khoa học công nghệ vào sản xuất; ưu tiên đầu tư hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh; xây dựng chính sách đầu tư hạ tầng, tín dụng, hỗ trợ lãi suất cho người sản xuất giống, thức ăn, cơ sở nuôi tôm trên cát...

Nuôi tôm phải giữ được rừng phòng hộ

Phát biểu tại Hội nghị phát triển bền vững nuôi tôm trên cát được tổ chức tại Hà Tĩnh mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, khu vực Duyên hải miền Trung có tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi tôm trên cát. Nếu khai thác đúng lợi thế, thực hiện nghiêm ngặt quy trình nuôi, chịu đầu tư thì năng suất tôm đạt 20 - 40 tấn/ha không phải là vấn đề khó. Đặc biệt, với 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế vừa chịu ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển thì việc đầu tư đối tượng nuôi này sẽ giảm bớt áp lực khai thác ven bờ, ổn định đời sống người dân.

Về lâu dài, Bộ trưởng yêu cầu các tỉnh rà soát diện tích đất cát có thể quy hoạch phát triển nuôi tôm theo hướng không vi phạm đất rừng ven biển; vùng quy hoạch phải thuận lợi xây dựng thiết chế hạ tầng như điện, nước...; không xung đột quy hoạch sản xuất ngành khác hoặc đối tượng khác trong ngành.  “Đây là bước cực kỳ quan trọng, càng làm chi tiết, càng tập trung thì càng dễ thành công. Quan trọng nhất là các địa phương phải có quyết tâm, triển khai bài bản, không quy hoạch “chay” để đảm bảo đề án xây dựng áp dụng được vào thực tiễn”, ông Cường nói.

Bộ trưởng Cường cũng đề nghị các doanh nghiệp sản xuất hiệu quả trên diện tích đang canh tác; liên kết với nhau để giải quyết các vấn đề về giống, thức ăn, quy trình nuôi, chế biến, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tuyệt đối không để tình trạng sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn cho biết, Hà Tĩnh đã có 400ha đưa vào nuôi trồng; quy hoạch 1.000ha nuôi tôm trên cát; hình thành 8 vùng nuôi tập trung. Tuy nhiên, để mô hình này phát triển bền vững, kiến nghị Chính phủ có quy hoạch vùng, liên vùng các tỉnh Bắc Trung Bộ, tạo điều kiện cho các địa phương xây dựng kế cấu hạ tầng trên bờ như: hạ tầng vùng nuôi tôm, khu tránh trú bão, giao thông...

Giám đốc Công ty Sao Đại Dương (Hà Tĩnh), bà Nguyễn Thị Hạnh cho biết, sau 10 năm nuôi tôm trên cát thành công, ngoài vấn đề giống, hạ tầng, thị trường... để nuôi tôm bền vững, yếu tố con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Công ty Sao Đại Dương tuyển hẳn 15 kỹ sư và 2 chuyên gia “bám” ao nuôi để theo dõi sự phát triển của tôm. Đồng thời, thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn quan trắc nước định kỳ, xét nghiệm tôm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi bán ra thị trường.

Nhiều ý kiến cho rằng, nuôi tôm trên cát là hướng đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, nhất thiết phải có sự vào cuộc quyết liệt của Nhà nước trong công tác quy hoạch; đầu tư hệ thống thủy lợi, cấp thoát, xử lý nước thải...; cần phải ưu tiên về vốn nhằm giúp doanh nghiệp và nông dân vào cuộc phát triển có hiệu quả, đúng với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Anh Bình

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top