Lâm trường 103 (Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 327, Quân khu 3 - Quảng Ninh) đang triển khai mô hình “vườn - ao - chuồng - rừng” trong vùng dự án kinh tế quốc phòng ở thôn Tân Đức, xã Quảng Đức (Hải Hà - Quảng Ninh). Mô hình được xây dựng với mục đích để người dân các xã vùng cao Quảng Sơn, Quảng Đức học tập, nhân rộng, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Cán bộ Lâm trường 103 giới thiệu các giống cây ăn quả của mô hình “vườn - ao - chuồng - rừng” cho người dân vùng dự án.
Mô hình được triển khai tại Đội sản xuất số 3, Lâm trường 103, diện tích hơn 10ha, tận dụng triệt để diện tích đất trồng chè, đất đồi kém hiệu quả, chuyển đổi sang xây dựng mô hình “vườn - ao - chuồng - rừng”, kết hợp trồng các loại cây ăn quả như bưởi Diễn, cam đường Canh, quất, chanh với các loại cây lương thực phục vụ nuôi gà, vịt, cá. Với sự hỗ trợ về cây giống, kỹ thuật của Hội Làm vườn phường Hải Hoà (TP.Móng Cái), Đội sản xuất số 3 đã trồng được gần 400 cây ăn quả, đào 2 ao cá với diện tích gần 700m2.
Trao đổi với chúng tôi, Trung tá Nguyễn Văn Ánh, Đội trưởng Đội sản xuất số 3 cho biết: Đội đã chuyển đổi gần 2ha chè để trồng các loại cây ăn quả, đào ao thả cá, chăn nuôi các loại gia cầm. Đây là mô hình điểm đầu tiên của Lâm trường 103 triển khai trong vùng dự án kinh tế quốc phòng tại huyện Hải Hà. Mô hình được nghiên cứu để phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương và tận dụng được diện tích đất đồi, đất sản xuất kém hiệu quả, nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên đất của địa phương”.
Ông Phùn Quay Nàm, Chủ tịch UBND xã Quảng Đức, cho biết: “Với đặc thù của địa phương, tin tưởng mô hình này sẽ mang lại hiệu quả rất lớn, tạo việc làm cho bà con. Hiện, người dân địa phương đã đến học tập và bắt đầu triển khai dưới sự hướng dẫn của cán bộ Lâm trường 103”.
Theo Thượng tá Phạm Ngọc Hân, Giám đốc Lâm trường 103, đơn vị sẽ hướng dẫn người dân các xã Quảng Sơn, Quảng Đức chuyển đổi mô hình kinh tế kém hiệu quả sang thực hiện mô hình “vườn - ao - chuồng - rừng” để nâng cao thu nhập. Thời gian tới, Lâm trường sẽ nhân rộng mô hình ra các đội sản xuất khác, đồng thời giúp nhân dân trong vùng dự án thực hiện tại các hộ gia đình.
Ánh Hồng
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.