Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 5 năm 2017 | 8:10

Hội Làm vườn và Trang trại TP. Hồ Chí Minh: Đẩy mạnh phát triển VAC đô thị

Hội Làm vườn và Trang trại (HLV&TT) TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức đại hội lần thứ VII. Tại Đại hội, nhiều kinh nghiệm hay về phát triển tổ chức Hội và mô hình kinh tế VAC trong đô thị được tổng kết.

Trong 5 năm qua, những định hướng phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn của Chính phủ và sự quyết tâm cao của UBND TP.Hồ Chí Minh trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, sản xuất thực phẩm an toàn, hạ tầng cơ sở cho nông nghiệp, nông thôn được củng cố đã tạo động lực cho HLV&TT TP.Hồ Chí Minh có nhiều đóng góp thiết thực. Phong trào làm kinh tế VAC đô thị và trang trại được khôi phục và phát triển. Kinh tế nông nghiệp thành phố chuyển dịch theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, trong đó có kinh tế VAC và trang trại. 

Toàn cảnh đại hội của HLV&TT TP. Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển sản xuất, hội viên và nông dân cũng gặp không ít khó khăn. Cụ thể, do đô thị hoá quá nhanh khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể, nhiều nơi lại xen kẹt với đất thổ cư và các loại đất khác. Diện tích sản xuất còn manh mún, vùng sản xuất tập trung còn quá ít, tình trạng ô nhiễm nguồn nước và môi trường tăng cao; thời tiết diễn biến bất thường làm tăng nguy cơ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Cùng với đó, giá điện, nước liên tục tăng trong khi giá sản phẩm tăng không tương xứng, gây khó khăn cho bà con nông dân. Thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định, nhất là sản phẩm VietGAP tiêu thụ còn khó khăn, sản xuất theo chuỗi chưa thực hiện rộng khắp, khâu bảo quản sản phẩm còn yếu.

Ông Nguyễn Minh Hải báo cáo tại đại hội của HLV& TT TP. Hồ Chí Minh. 

Vượt qua những khó khăn đó, HLV&TT TP. Hồ Chí Minh vẫn thành lập được 10 chi hội và CLB chuyên ngành như CLB trang trại hoa lan với 64 hội viên là chủ trang trại. Hiện đang chuẩn bị thành lập CLB trang trại nuôi và tiêu thụ cá sấu, CLB trang trại bưởi da xanh.

Trong nhiệm kỳ qua, Hội đã kết nạp thêm 864 hội viên, trong đó có 8 chủ trang trại, nâng số hội viên lên trên 4.500 người (có 30 chủ trang trại), nhưng vẫn giảm 504 hội viên (do đô thị hóa, hội viên chuyển đổi qua ngành nghề khác, có 65 chủ trang trại chuyển sinh hoạt về địa phương nơi có trang trại đang hoạt động).

Hội viên của Hội đã chuyển đổi 1.800ha đất lúa sang trồng cây ăn trái, cải tạo 2.017ha vườn tạp, góp phần phát triển vườn cây ăn trái lên trên 11.000ha, trong đó có gần 2.000ha cây ăn trái ven sông Sài Gòn, Đồng Nai, có khả năng kết hợp làm du lịch sinh thái cộng đồng. Ngoài ra, hàng ngàn hộ được Hội tư vấn, hướng dẫn trồng rau tự túc cho gia đình, qua đó đã hình thành và phát triển vườn rau dinh dưỡng ở các quận nội thành.  

Ban chấp hành mới được bầu nhiệm kỳ 2017 - 202 cùng các đại biểu chụp hình lưu niệm

Phát biểu tại Đại hội, TS.Võ Mai, Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, đánh giá cao sự đóng góp tích cực của Hội, điểm nổi bật là sự phối hợp giữa Hội với Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố, các tổ chức chính trị khác thực hiện nhiều mục tiêu của ngành nông nghiệp, góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân; góp phần xây dựng nền nông nghiệp đô thị, đặc biệt là xây dựng vườn rau dinh dưỡng gia đình.

Bà Mai cũng định hướng những nội dung hoạt động của Hội trong thời gian tới: Khi phát triển số lượng hội viên cần chú ý hơn về chất lượng; TP.Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước nên cần xác định được đối tượng cây trồng - vật nuôi đặc trưng để từ đó tập trung hướng dẫn kỹ thuật, tạo đầu ra, quảng bá sản phẩm. Để làm được điều này Hội cần tranh thủ sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT; tăng cường phối hợp xây dựng và phát triển kinh tế tập thể tập trung, hình thành các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác; nhân rộng các mô hình vườn gắn với du lịch sinh thái, chú trọng sản xuất an toàn, nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu, tăng cường xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất đến bàn ăn. 

Về định hướng nhiệm vụ của khoá VII nhiệm kỳ 2017 - 2022, Nghị quyết Đại hội ghi rõ: HLV&TT TP.Hồ Chí Minh sẽ phát huy nội lực, vượt qua khó khăn để tạo bước chuyển mới trong phát triển VAC đô thị theo hướng hiệu quả, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường với quy mô phù hợp, đáp ứng thị trường tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh với các sản phẩm từ nước ngoài và các tỉnh bạn. Tham gia tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố, góp phần xây dựng nông thôn bền vững. Nâng cao đời sống của hội viên, góp phần tích cực vào việc xoá đói giảm nghèo, tăng hộ khá và hộ giàu có.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ 2017 – 2022, ông Nguyễn Minh Hải tiếp tục được tín nhiệm bầu lại làm Chủ tịch HLV&TT TP.Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Đình Cương được bầu làm Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký hội.

Trường Sơn

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã đưa cơ giới hóa vào tưới tiêu cho lúa với gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và 8.481 hệ thống bơm tưới nhằm đáp ứng tốt nhất cho vụ hè thu trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là nắng nóng kéo dài như hiện nay.

Top