Nhằm đa dạng hóa giống đậu phộng (lạc), khuyến khích người nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, vụ đông xuân 2016 - 2017, Trạm Khuyến nông Ninh Phước (Ninh Thuận) đã thực hiện mô hình thâm canh cây đậu phộng sử dụng giống L14 tại xã An Hải. Mô hình có quy mô 0,6ha do 2 hộ thực hiện.
Với mục tiêu giúp nông dân nâng cao sinh kế và thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu, Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam đã hỗ trợ tỉnh Long An thực hiện 16 mô hình “Canh tác lúa hiệu quả, bền vững, giảm phát thải” tại 16 xã của 6 huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Bến Lức, Thủ Thừa, Đức Huệ trong vụ lúa đông xuân 2016-2017.
Với lòng say mê nghề vườn và cách làm sáng tạo, nhiều hội viên Hội Làm vườn (HLV) Gia Bình (Bắc Ninh) đã có thu nhập cao từ đồng chiêm trũng, hoặc diện tích nhỏ hẹp. Làm vườn không vất vả, và nếu chăm chỉ, sáng tạo, có óc thẩm mỹ cao thì hiếm có nghề nào sánh kịp, đó là khẳng định của bà con nơi đây.
Nếu như trước đây, trong định hướng tái cơ cấu nền nông nghiệp, cây lúa và cây ăn trái là những đối tượng được ưu tiên phát triển hàng đầu, thì hiện nay xác định những mũi nhọn xuất khẩu lần lượt là thủy sản, trái cây và cuối cùng là cây lúa. Trong đó, con tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, để nâng cao vị thế con tôm Việt, nhiều chuyên gia cho rằng, phải bắt đầu từ khâu giống.
Nông dân khu vực cồn Long Châu, phường Long Châu, thị xã Tân Châu (An Giang) hiện đang bước vào vụ thu hoạch ớt. Tuy nhiên, hiện giá ớt đang xuống rất thấp, chưa kể dịch bệnh xảy ra trên diện rộng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng ớt. Hàng chục hộ nông dân đang canh tác ớt tại đây như ngồi trên đống lửa.
KTNT - Kinh tế VAC (vườn, ao, chuồng) đã được các cấp, ngành triển khai từ nhiều năm qua. Ở Phú Yên, lĩnh vực kinh tế này đã qua giai đoạn đầu tư cơ bản. Nhiều địa phương, tổ chức, nông dân đã tạo dựng được hàng ngàn hecta đất đai, mặt nước theo mô hình kinh tế VAC. Nhờ đó, giá trị hàng nông sản cũng như đời sống vật chất của nông dân được cải thiện.
Sản xuất cà phê đạt chứng nhận đã chứng minh được hiệu quả nhiều mặt khi vừa giảm chi phí, nâng cao thu nhập cho nông dân, vừa thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Và các tổ hợp tác, hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị này, là cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp, nhà khoa học. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng những hợp tác xã như vậy ở vùng trọng điểm trồng cà phê Tây Nguyên chưa nhiều.
Trong 3 năm (2015 – 2017) triển khai, dự án khuyến nông Trung ương về xây dựng và phát triển mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ hạt giống xác nhận 1 của một số giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao tại các tỉnh miền Trung đã đạt được nhiều kết quả khả quan, mô hình có lãi cao hơn so với sản xuất đại trà từ 20-35%, tăng thêm thu nhập cho người sản xuất giống từ 6-10 tỷ đồng/800ha.
Tiếp tục những giải pháp đã triển khai trong năm 2016, quý I/2017, Hội Làm vườn (HLV) tỉnh Đồng Tháp đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng, trong đó nổi bật là việc củng cố lại 13 Hội cấp xã, phát triển mới 108 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh lên con số 18.541 người, cấp mới 167 thẻ hội viên, củng cố và phát triển mới 64 tổ hợp tác và 6 hợp tác xã cây ăn trái, vận động thành lập tổ chức HLV ở hai huyện Tam Nông, Hồng Ngự.
Một lần lầm lỡ khiến ông mang án 48 tháng tù. Sau vấp ngã đó, bản thân ông trưởng thành hơn rất nhiều và nhận ra rằng, chỉ có con đường làm ăn chân chính mới bền vững. Chính vì vậy, 20 năm qua, từ mồ hôi, công sức của ông, hàng chục hecta đất đồi hoang khô cằn sỏi đá đã thành những khu rừng. Đó là câu chuyện về tỷ phú trồng rừng Ngô Thanh Hổ ở thôn 1 Thuồng, xã Phúc Lợi (Lục Yên - Yên Bái).
Nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của 2 giống tỏi trắng Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) và Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận) để chọn giống phù hợp với điều kiện tự nhiên và có năng suất cao trồng tại địa phương, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) Bình Thuận tiến hành đề tài “Khảo nghiệm sản xuất 2 giống tỏi trắng tại Bình Thuận trong vụ đông xuân 2016 - 2017” tại xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình.