Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 17 tháng 4 năm 2017 | 10:16

Hiệu quả liên kết sản xuất và tiêu thụ hạt giống lúa tại các tỉnh miền Trung

Trong 3 năm (2015 – 2017) triển khai, dự án khuyến nông Trung ương về xây dựng và phát triển mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ hạt giống xác nhận 1 của một số giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao tại các tỉnh miền Trung đã đạt được nhiều kết quả khả quan, mô hình có lãi cao hơn so với sản xuất đại trà từ 20-35%, tăng thêm thu nhập cho người sản xuất giống từ 6-10 tỷ đồng/800ha.

 Tham quan ruộng mô hình vụ ĐX 2016-2017 tại thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

 Tham quan ruộng mô hình vụ ĐX 2016-2017 tại thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

Các đơn vị phối hợp (Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống các tỉnh khu vực miền Trung và các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng giống trên cả nước) đã đầu tư không thu hồi toàn bộ giống, 30% vật tư phân bón, thuốc BVTV; chỉ đạo thực hiện quy trình kỹ thuật, kiểm định, kiểm nghiệm... và thu mua lại toàn bộ lượng hạt giống lúa xác nhận 1 đã sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng theo giá cả và phương thức được các bên thỏa thuận.

Trong 3 năm, dự án đã xây dựng 11/12 mô hình tại 24 điểm trình diễn trên địa bàn 6 tỉnh, thành phố (Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) với quy mô 800ha, bao gồm 14 giống lúa: Thiên ưu 8, HT1, BT7, J02, OM4900, OM6976, VN121, ĐH815-6, ĐH99-81, BC15, TBR-1, TBR-225, ML48, ĐV108 cấp xác nhận 1 (XN1), tổng diện tích 800ha, với 3.601 hộ tham gia.

Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tổng sản lượng hạt giống đạt tiêu chuẩn cấp XN1 của 3 năm ước đạt trên 5.260 tấn, dự kiến tổng sản lượng hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng XN1 được các đơn vị thu mua trong 3 năm đạt khoảng 4,424 tấn, đạt 116,4% yêu cầu của dự án. Ngoài ra,  dự án đã tổ chức 18 lớp đào tạo, tập huấn về kỹ thuật sản xuất hạt giống XN cho khoảng 720 người là những cộng tác viên khuyến nông, cán bộ kỹ thuật, nông dân chủ chốt ngoài mô hình trong địa bàn các tỉnh.

Mô hình áp dụng tiến bộ KHKT, áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp một cách đồng bộ từ khâu làm đất đến thu hoạch và sau thu hoạch..., làm giảm công lao động, giúp người nông dân có thêm điều kiện để nâng cao kiến thức về mọi mặt. Nông dân tham gia mô hình đã thay đổi hoạt động sản xuất của mình gắn với tiêu thụ, liên kết giữa các hộ sản xuất nhỏ thành tổ nhóm để liên kết với doanh nghiệp tạo đầu ra cho sản phẩm của họ.             

Với mục tiêu sản xuất giống tại chỗ để cung ứng cho sản xuất lúa đại trà của địa phương và cho các địa phương khác trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên, trong năm 2015-2016, các đơn vị thu mua được 2.884,2 tấn giống để chế biến và cung ứng cho sản xuất trong tỉnh, thành thuộc dự án được 1.858,3 tấn, đạt 64,4% tổng lượng giống đã thu mua, đáp ứng phần nào nhu cầu về giống tốt theo định hướng cơ cấu giống lúa của các Sở Nông nghiệp và PTNT. Số còn lại chủ yếu tiêu thụ tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và một phần nhỏ cho các tỉnh phía Bắc để sản xuất vụ mùa sớm.

Với giá thu mua 1kg giống XN1 khô bằng 1,25-1,30kg thóc thương phẩm khô cùng loại thì người sản xuất sẽ có thu nhập tăng thêm từ 8-15 triệu đồng/ha, tùy từng loại giống. So sánh thấy, thu nhập trên 01ha sản xuất giống XN1 cao hơn 7,6-15,7 triệu đồng so với sản xuất đại trà. Mặc dù năng suất lúa xấp xỉ nhau nhưng sản phẩm hạt giống XN1 tương đương 1,25-1,30kg thóc thương phẩm cùng loại nên sản xuất hạt giống  hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất đại trà. Với tổng quy mô diện tích toàn dự án 800ha sản xuất hạt giống giúp tăng thêm thu nhập cho người sản xuất từ 6-10 tỷ đồng.

Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng hạt giống lúa có phẩm cấp trong sản xuất đại trà. Thay đổi tập quán sạ dày với lượng giống gieo từ 150-200kg/ha xuống còn 80-100kg/ha, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

Ông Đỗ Đức Sáu, Phó giám đốc Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, trong 3 năm qua, Trung tâm đã bao tiêu bao tiêu toàn bộ sản phẩm hạt giống sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định (QCVN). Nông dân tham gia mô hình có lãi cao hơn so với sản xuất đại trà từ 20-35%.

Ngày 17/4, tại tỉnh Phú Yên, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Viện KHKT NN Duyên hải Nam Trung Bộ tổ chức hội nghị tham quan đầu bờ và tổng kết dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ hạt giống xác nhận 1 của một số giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao tại các tỉnh miền Trung.

Tại hội nghị, TS. Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đánh giá: Qua 3 năm triển khai dự án thấy các bên đã thực hiện tốt các cam kết, mô hình có tính bền vững cao. Sự liên kết được thể hiện bằng các hợp đồng sản xuất hàng năm giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Dự án đã góp phần đưa nhanh các giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao vào sản xuất tại các tỉnh miền Trung, nhằm né tránh thiên tai khắc nghiệt, nâng cao hiệu quả kinh tế, ổn định diện tích đang ngày càng thu hẹp do sản xuất kém hiệu quả; từng bước dịch chuyển cơ cấu giống lúa, thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

 TS Trần Văn Khởi, Q Giám đốc TTKNQG trao đổi với PV các cơ quan báo chí.

 TS Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc TTKNQG trao đổi với PV.

 TS Trần Văn Khởi, Q Giám đốc TTKNQG gia phát biểu tại hội nghị tham quan đầu bờ và tổng kết dự án.

 TS Trần Văn Khởi phát biểu tại hội nghị tham quan đầu bờ và tổng kết dự án.

                                                                   Hải Yến

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã đưa cơ giới hóa vào tưới tiêu cho lúa với gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và 8.481 hệ thống bơm tưới nhằm đáp ứng tốt nhất cho vụ hè thu trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là nắng nóng kéo dài như hiện nay.

Top