Nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của 2 giống tỏi trắng Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) và Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận) để chọn giống phù hợp với điều kiện tự nhiên và có năng suất cao trồng tại địa phương, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) Bình Thuận tiến hành đề tài “Khảo nghiệm sản xuất 2 giống tỏi trắng tại Bình Thuận trong vụ đông xuân 2016 - 2017” tại xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình.
Tỏi trong mô hình phát triển tốt.
Lần đầu tiên mô hình được triển khai tại địa phương nên bà con khá lo lắng. Vì vậy, trước khi thực hiện, Trung tâm KNKN đã tổ chức cho 10 nông dân tham quan mô hình trồng tỏi tại xã Thanh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận). Nông dân được “nhìn tận mắt, sờ tận tay” tại mô hình trồng tỏi và được chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc.
Trung tâm KNKN tỉnh cũng tổ chức tập huấn kỹ thuật, và đến ngày 17/11/2016 đã chuyển 2 loại giống tỏi của Phan Rang và Lý Sơn cho 2 hộ thực hiện trên diện tích 2.000m2.
Kỹ sư Lương Thị Anh Đào, cán bộ kỹ thuật phụ trách mô hình, cho biết: “Qua theo dõi thấy khả năng sinh trưởng và phát triển của hai giống tỏi tương đương nhau. Tuy nhiên, giống Lý Sơn có chiều cao cao hơn, bẹ lá dài hơn và khoảng cách giữa hai phiến lá xa hơn nên tán lá ít rậm rạp hơn, vì vậy có thể trồng tỏi Lý Sơn mật độ dày hơn tỏi Phan Rang. Trong điều kiện thời tiết vụ đông xuân 2016-2017 của Bình Thuận, thời gian sinh trưởng của giống Lý Sơn tại Bình Thuận sớm hơn so với trồng tại Quảng Ngãi từ 15-20 ngày; trong khi thời gian sinh trưởng của giống Phan Rang tại Bình Thuận tương tự so với trồng tại Ninh Thuận và cho năng suất vượt trội so với giống tỏi Lý Sơn”.
Những kết quả bước đầu quan trọng này là tiền đề để Trung tâm KNKN Bình Thuận nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
MS
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.