Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2017 | 5:15

Áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt: Nông dân thu lợi kép

Thời gian gần đây, phong trào lắp béc tưới nhỏ giọt đang được đông đảo nông dân Tây Nguyên hưởng ứng. Đây là mô hình được đánh giá có nhiều ưu việt bởi hiệu quả thiết thực, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất cây trồng.

Mô hình tưới nhỏ giọt được nông dân Tây Nguyên áp dụng rộng rãi.

Ở Tây Nguyên, lâu nay nông dân thường sử dụng máy bơm tưới trực tiếp vào bồn của từng gốc cây. Theo tính toán, với cách tưới này, mỗi hecta cà phê phải sử dụng đến 6-7 công lao động và tiêu tốn hàng ngàn mét khối nước.

Trước nguy cơ cạn kiệt nguồn nước và phải đảm bảo gia tăng năng suất với điều kiện tiết kiệm nhất về phân bón, nước tưới, đảm bảo chu kỳ sinh trưởng cây trồng, tiết kiệm nhân lực nên hiện nay công nghệ tưới nhỏ giọt ngày càng hoàn thiện và phát triển, đáp ứng nhu cầu thiết thực cho bà con nông dân.

Chị Đỗ Thị Quyên ở thôn 6, xã Ea Bar (Buôn Đôn - Đắk Lắk) cho biết, từ ngày có công nghệ tưới nhỏ giọt, việc chăm sóc cà phê đỡ vất vả hơn nhiều, mỗi ngày tưới được 1ha hồ tiêu, cây ăn quả… Ngày trước một tháng chị phải tưới 4 lần, mỗi lần tốn từ 4-6 công nhưng nay mỗi lần chỉ mất 1 công lao động.

“Năm 2016, tôi tìm hiểu rồi đầu tư, lắp đặt mô hình tưới cho đám rẫy gần 1ha. Khi vận hành, hệ thống tưới này tiết kiệm rất nhiều chi phí. Mỗi khi tưới, tôi chỉ cần bật máy là nước được đưa đến từng gốc cây và chỉ cần canh giờ tắt. Không chỉ vậy, khi tưới bằng hệ thống này, nước được điều tiết rất nhẹ, làm nước thấm sâu, dễ rút, không gây xói đất, không chảy tràn ra ngoài, giúp tiết kiệm được 30% lượng nước”, chị Quyên cho biết thêm.

Thực tế quan sát tại buổi lắp ráp hệ thống tưới nhỏ giọt thấy nước trước khi dẫn đến cây được đi qua hệ thống trung tâm gồm: bồn chứa nước, đồng hồ áp lực đo áp suất lưu lượng nước, hệ thống lọc nước, van xả khí, van hồi nước và bộ châm phân. Vì vậy hệ thống trung tâm kiểm soát được lượng nước thoát ra trong thời gian nhất định, đủ cung cấp nước cho nhu cầu cây trồng, hạn chế lượng nước thất thoát.

Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm với lưu lượng không đổi nhờ cơ chế điều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn. 

Không chỉ vậy, mô hình tưới nhỏ giọt còn giúp bà con kiểm soát được lượng phân bón. Anh Bùi Văn Quynh, phường Tân Hòa, TP.Buôn Ma Thuột cho biết: “Gia đình tôi có khoảng 400 trụ tiêu, với việc lắp đường ống chung cho từng hàng, mỗi trụ tôi lắp một béc tưới nhỏ giọt với tổng chi phí 20 triệu đồng. Nhờ sử dụng hệ thống béc tưới này, đất luôn tơi xốp, khi bón phân cũng hạn chế đáng kể việc thất thoát, hồ tiêu được cung cấp lượng phân bón đầy đủ đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển”.

Theo ông Đậu Chí Thanh, Giám đốc Công ty Minh Phát Đắk Lắk: “Hiện, tổng chi phí lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel với khoảng 40-50 triệu đồng/ha. Mô hình này giúp tiết kiệm được 30 - 50% lượng nước tưới, 10 - 12% lượng phân bón, giảm từ 10 - 15% chi phí nhân công, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây trồng trong từng giai đoạn. Nông dân có thể cung cấp nước, phân bón đến đúng vùng rễ tích cực với liều lượng nhỏ, vừa đủ để cây trồng hấp thụ hết thông qua hệ thống máy bơm, van, đường ống dẫn nước, đường ống nhỏ giọt”.

Theo đánh giá của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên thì mô hình ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân qua nước cho cây trồng giảm sự rửa trôi hóa chất vào môi trường; hạn chế sự xói mòn đất; làm cho độ ẩm đất đồng đều và luôn đạt ở mức tối ưu cho cây cà phê; làm cho vùng rễ tơi xốp, tăng khả năng hô hấp của rễ nên tăng hiệu quả hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của cây, phát triển mạnh khối lượng rễ tích cực; tiết kiệm nước tưới nên điều tiết được mạch nước ngầm của giếng khoan, phục vụ nước tưới đầy đủ cho cây trồng trong suốt mùa khô; giảm chi phí phân bón, giảm một phần thuốc bảo vệ thực vật vì cây cà phê sinh trưởng tốt, kháng được một số loại sâu bệnh hại, giảm đến 50% công lao động, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Tưới nhỏ giọt là việc sử dụng vừa đủ và chính xác lượng nước cho cây trồng với hiệu quả sử dụng cao nhất chứ không có nghĩa là tưới nhỏ giọt sẽ làm giảm được nước tưới cần của cây. Kỹ thuật này cung cấp nước vào đất dưới dạng các giọt nước nhỏ ra đều đều từ công cụ hay thiết bị tạo giọt đặt tại một số điểm trên mặt đất gần gốc cây. Hệ thống tưới nhỏ giọt đơn giản bao gồm bồn chứa nước, hệ thống ống dẫn và đầu tưới nhỏ giọt hay dây nhỏ giọt.

Bá Thăng

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top