Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 13 tháng 9 năm 2018 | 22:2

Vi phạm Luật Đê điều ở Ninh Bình: Vì sao chưa xử lý triệt để?

Tại khu vực hạ lưu sông Hoàng Long (Gia Viễn - Ninh Bình), có nhiều công trình lấn chiếm hành lang đê, hành lang thoát lũ, vi phạm Luật Đê điều. Cơ quan chức năng đã chỉ đạo xử lý, nhưng nhiều công trình vi phạm vẫn ngang nhiên tồn tại.

 nb1.jpgBáo cáo kết quả xử lý các vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn huyện Gia Viễn cho thấy mức độ vi phạm nghiêm trọng của Công ty TNHH Thiên Phú.

Chưa xử lý triệt để

Ngày 20/8/2018, UBND huyện Gia Viễn có báo cáo kết quả xử lý các vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn. Theo báo cáo: Trong thời gian qua, trên địa bàn không có các vụ vi phạm phát sinh mới. Các vụ vi phạm tồn tại cũ là 13 vụ, trong đó, có 6 bến cát đang được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền cấp phép hoạt động.

Trong số các vụ vi phạm pháp luật về đê điều, có những doanh nghiệp  vi phạm được cho là nghiêm trọng và tồn tại từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa bị xử lý triệt để như: Công ty TNHH Thiên Phú, Doanh nghiệp Hùng Cường, Nhà máy xi măng The-Vissai, Công ty TNHH MTV Linh Nhung…

Điển hình là vi phạm của Công ty TNHH Thiên Phú ở xã Gia Trấn (Gia Viễn). Công ty này ngang nhiên cho xây dựng nhà xưởng, cầu cảng, nhà điều hành, lắp đặt trạm trộn bê tông và tập kết vật liệu ngay ở bãi sông. Việc xây dựng các công trình này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thoát lũ và bảo vệ hành lang an toàn đê.

Trước thực trạng vi phạm trên, ngày 20/7/2018, Đoàn kiểm tra của Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã kiểm tra và lập biên bản chỉ ra nhiều vi phạm gồm: Xây dựng 2 cầu cảng trên bãi sông chưa có cấp phép; xây dựng nhà xưởng, nhà điều hành trên bãi sông với diện tích 1.000m2; tập kết vật liệu cát, đá trên bãi sông: cát 1.500m3, đá 600m3 không có giấy phép; lắp đặt trạm trộn trên bãi sông không có giấy phép…

Ngày 13/8/2018, UBND huyện Gia Viễn đã có văn bản yêu cầu UBND xã Gia Trấn phải xử lý những vi phạm trên theo đúng thẩm quyền. Phối hợp với các đơn vị chức năng tuyên truyền, vận động Công ty Thiên Phú tự tháo dỡ và di dời công trình ra khỏi bãi sông. Nếu Công ty Thiên Phú  cố tình không chấp hành thì UBND xã và các lực lượng chức năng lập phương án, tổ chức lực lượng, phương tiện tiến hành giải tỏa những vi phạm xong trước ngày 10/9/2018.

Ngoài Công ty Thiên Phú, Công ty TNHH MTV Linh Nhung cũng là một trong những đơn vị vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đê điều tại khu vực đê tả sông Hoàng Long thuộc xã Gia Phú. Công ty này đã san lấp,  đổ bê tông mặt bãi, xây dựng nhà, mở dốc lên đê, xây nhà mái lợp tôn, xây tường bao dài 70m, lắp đặt băng tải, trạm cân trong hành lang bảo vệ đê điều và hành lang thoát lũ sông Hoàng Long từ nhiều năm nay.

Hay Nhà máy xi măng The-Vissai đã có nhiều hành vi vi phạm như: xây dựng các hạng mục công trình khi mới có văn bản thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và PTNT, chưa có quyết định chấp thuận của UBND tỉnh, xây dựng nhà trong hành lang bảo vệ đê, hành lang thoát lũ, xây dựng tường bao trên mái đê. Đến ngày 20/8/2018, nhà máy này mới giải tỏa được 1 kho chứa hàng, còn 1 nhà điều hành, 1 nhà để xe cho công nhân và tường rào trong hành lang thoát lũ.

nb2.jpg
Khu nhà xưởng và trạm trộn bê tông của Công ty Thiên Phú đã vi phạm nhiều năm nay.

 

Chưa có dấu hiệu chuyển biến

Trước các hành vi vi phạm nói trên, UBND tỉnh Ninh Bình và UBND huyện Gia Viễn đã có nhiều văn bản chỉ đạo xử lý. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên (ngày 6/9/2018), việc xử lý những vi phạm pháp luật về đê điều của Công ty Thiên Phú, các doanh nghiệp, cá nhân khác ở đây chưa có nhiều chuyển biến. Mọi hoạt động ở đây gần như vẫn diễn ra bình thường.

Việc nhiều công ty, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tự ý san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, tập kết vật liệu xây dựng trong hành lang bảo vệ đê và hành lang thoát lũ là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đê điều. Trong đó, nhiều trường hợp vi phạm đã tồn tại từ rất lâu nhưng chưa được xử lý triệt để.

Thiết nghĩ, UBND tỉnh Ninh Bình cần chỉ đạo các cơ quan chức năng quyết liệt hơn nữa trong việc xử lý, cưỡng chế tháo dỡ trả lại hiện trạng, đảm bảo cho việc thoát lũ và bảo vệ hành lang an toàn đê, nhất là khi mùa mưa lũ đã đến.

 

 

Đình Tùng
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top