Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 26 tháng 4 năm 2018 | 15:16

VP Đăng ký đất đai Long Biên: Cố tình xác định sai vị trí thửa đất?!

Theo thông tin tìm hiểu, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội Chi nhánh Long Biên đã xác định vị trí không chính xác của thửa đất, để người sử dụng đất nộp nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước thấp hơn so với quy định.

Từ phản ánh của bạn đọc, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn trực tiếp về khu đất mà ông Nguyễn Hữu Toàn, Phó giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội Chi nhánh Long Biên đã ký xác định vị trí để làm căn cứ cho người sử dụng đất làm nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước có giá thấp hơn so với giá đất đã được UBND TP. Hà Nội phê duyệt theo Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014.
 
Vị trí thửa đất mà Phó giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội Chi nhánh Long Biên xác định thuộc ngõ 83/21, tổ dân phố số 1, phường Phúc Lợi, quận Long Biên.
dsc_8968.JPG
Ngách 21 ngõ 83 đường Phúc Lợi là lối đi vào thửa đất.

 

Theo sự chỉ dẫn của người dân địa phương, phóng viên đã tiếp cận khu vực có thửa đất. Một người là chủ nhà đang có công trình xây dựng tại đây cho biết: Đây là khu vực đất của nhà ông Canh, tôi và nhiều người nữa mua lại của ông ấy.
 
Để vào khu đất này, có thể đi theo hai đường: một là đi theo đường đê sông Đuống – đường gom chân đê (Cầu Đông Trù – Cầu Phù Đổng) vào theo ngách 21 thuộc ngõ 83; hai là đi theo đường Phúc Lợi vào ngõ 83 và ngách 21. Thậm chí có thể đi trực tiếp vào khu đất từ đường Phúc Lợi qua một con đường nhỏ.
 
Theo thông tin bạn đọc phản ánh, thửa đất này đã được ông Nguyễn Hữu Toàn, Phó giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội Chi nhánh Long Biên ký xác định vị trí nằm trên Đường/đoạn đường/khu vực: Đê sông Đuống – Đường gom chân đê (cầu Đông Trù – cầu Phù Đổng). Vị trí thửa đất là vị trí 3.
 
Thực tế, nếu từ Đê sông Đuống – Đường gom chân đê (cầu Đông Trù – cầu Phù Đổng) để vào thửa đất này, phóng viên phải đi một đoạn đường khá xa theo trục đường đê sông Đuống – đường gom chân đê, đi theo trục ngõ 83 và đến ngách 21 đi vào khoảng 200 – 300m.
 
Nhưng nếu lấy đường Phúc Lợi (đầu đường – cuối đường) để vào thửa đất này, phóng viên đi theo trục đường Phúc Lợi, vào ngõ 83 và ngách 21. Từ vị trí đường Phúc Lợi vào khu đất này chỉ khoảng 200m, thậm chí đứng ở đường Phúc Lợi có thể nhìn thấy vị trí khu đất có thửa đất được xác định để áp mức giá thấp hơn so quy định.
dsc_8971.JPG
Thửa đất nằm sau nhà 3 tầng chính giữa nhìn từ đường Phúc Lợi.
Theo Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND TP Hà Nội, vị trí số 3 thuộc Đường/đoạn đường/khu vực: Đê sông Đuống – Đường gom chân đê (cầu Đông Trù – cầu Phù Đồng) có giá đất là 5.452.000đ/m2.
 
Tuy nhiên, nếu áp theo giá tại trục đường Phúc Lợi (đầu đường – cuối đường) thì giá đất là 10.269.000đ/m2.
 
Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND TP. Hà Nội quy định tại Điều 2, khoản c quy định về giá các loại đất trên địa bàn TP. Hà Nội, áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2019: Đối với thửa đất của một chủ sử dụng tại các vị trí 2, vị trí 3, vị trí 4 có ngõ nối thông với nhiều đường, phố có giá đất khác nhau, thì áp dụng theo vị trí của đường, phố gần nhất. Nếu thửa đất có khoảng cách đến các đường, phố bằng nhau thì áp dụng theo đường, phố có mức giá cao nhất.
 
Căn cứ vào thực tế hiện trạng của thửa đất mà Báo Kinh tế nông thôn nhận được thông tin phản ánh về việc Phó giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội Chi nhánh Long Biên xác định để áp giá đất thấp hơn so với giá quy định, có thể khẳng định: Việc xác định vị trí thửa đất nói trên để người sử dụng làm nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước được hưởng mức giá thấp hơn là hoàn toàn chính xác.  Vị trí khu đất này phải được áp giá đất theo trục đường Phúc Lợi.
 
Việc xác định vị trí đất không chính xác để người sử dụng đất có nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước có điều gì uẩn khúc? Vì sao quy định của TP. Hà Nội rõ ràng như vậy mà ông Nguyễn Hữu Toàn, Phó giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội Chi nhánh Long Biên lại không biết? Có hay không việc chia chác số tiền được “phù phép” từ cao xuống thấp để một số người hưởng lợi? Có bao nhiêu trường hợp đã được văn phòng này “ưu ái” như vậy? Cá nhân, tập thể gây thất thoát tiền thuế của Nhà nước sẽ bị xử lý thế nào?  Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục đăng tải những thông tin sẽ được các cơ quan chức năng làm sáng tỏ đến bạn đọc.
  
 
 
Công Minh
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top