Ngày 17/2/2022, UBND tỉnh Phú Yên có Thông báo số 24/TB-UBND về việc tạm hoãn thực hiện hình thức xử phạt bổ sung: “Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của Công ty TNHH Quang Sơn trong 2 tháng”.
Như Kinh tế Nông thôn đã thông tin, ngày 24/12/2021, UBND tỉnh Phú Yên ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 1879/QĐ-XPVPHC, tổng số tiền phạt 995,4 triệu đồng đối với Công ty TNHH Quang Sơn vì 18 hành vi về xả chất thải, khí thải có chứa các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật; không phân loại, lưu trữ chất thải rắn, chất thải nguy hại; vi phạm quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường. Ngoài ra, hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động trong 2 tháng kể từ ngày công ty nhận được quyết định xử phạt.
Sau khi UBND tỉnh Phú Yên ra Quyết định 1879, Công ty TNHH Quang Sơn đã có đơn khởi kiện Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên và Chánh Thanh tra Sở TN-MT tỉnh Phú Yên về quyết định này.
Ngày 27/1/2022, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát tỉnh Phú Yên phối hợp với các ngành chức năng tiến hành xem xét, thẩm định lần 2 tại phân xưởng chế biến hạt điều xuất khẩu của Công ty TNHH Quang Sơn ở thôn Mậu Lâm Bắc, xã Hoà Quang Bắc, huyện Phú Hoà.
Qua xem xét thẩm định tại chỗ, đoàn kiểm tra nhận định đối với hành vi 6, các bên tham gia trình bày đây là khu vực người dân có khiếu nại gây ra ô nhiễm môi trường. Hiện tại có 2 lớp tường rào cao khoảng 2,2m. Khoảng cách từ vị trí này đến nhà người dân đang ở khoảng 300m về phía Nam có rừng bạch đàn và ruộng. Tại vị trí này, trong khuôn viên của công ty, có một cái hố kích thước 21,6m2, sâu 2,4m do đoàn Thanh tra Sở TN-MT tỉnh Phú Yên đào nhưng không lập biên bản. Hiện tại trong hố này không có hệ thống đường ống dẫn. Đối với phía tường rào (phía các hộ dân) thì qua xem xét không có hệ thống nước thải hay hệ thống cống từ tường rào của công ty chảy ra, có 1 dấu vết do Thanh tra Sở TN-MT đào ngày 1/7/2021. Tại thời điểm xem xét, thẩm định tại chỗ khu vực này, cây cối và cây cỏ phát triển bình thường. Có một khe nước chảy ra từ trong núi dẫn vào hệ thống mương làm ruộng lúa 1 vụ và 1 vụ hoa màu, khu vực này không có hệ thống cống nhân tạo. Còn ở phía Bắc, qua xem xét không có hệ thống nước thải hay hệ thống cống từ tường rào của công ty chảy ra; có khe nước nhỏ chảy ra hệ thống mương nước (nước trong không có mùi).
Đối với hành vi 9, hiện tại là nền bê tông, không có các vật dụng, chất thải theo Biên bản vi phạm hành chính số 10/BB-VPHC do Thanh tra Sở TN-MT lập ngày 25/10/2021. Hành vi 13, 15 thì các đơn vị nhận thấy hiện tại là khu vực phân xưởng cơ khí, nền bê tông có mái che. Hành vi 14 theo đại diện người khởi kiện trình bày, chất thải nguy hại của công ty chỉ là các bóng đèn chiếu sáng bị hư. Số lượng bóng đèn bị hư của công ty trong 1 năm là khoảng 8kg nên không bắt buộc phải ký hợp đồng.
Theo đoàn công tác, ngoài xem xét hiện trạng theo 18 hành vi được mô tả tại Biên bản vi phạm hành chính số 10/BB-VPHC do Thanh tra Sở TN-MT lập ngày 25/10/2021 nêu trên thì đến thời điểm hiện tại, cơ quan có thẩm quyền chưa tiến hành niêm phong do còn mâu thuẫn về vị trí niêm phong, chưa xác định được các hoạt động liên quan đến việc xả thải theo điểm b, khoản 6 điều 1 của quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 1879/QĐ-XPVPHC của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.