Vụ hè thu ở TP. Cần Thơ rơi vào các tháng nắng nóng mùa khô đầu vụ nên lúa có nguy cơ gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước và nông dân thường phải tốn nhiều chi phí cho bơm tưới nước và bón phân, xịt thuốc.
Vụ hè thu ở TP. Cần Thơ rơi vào các tháng nắng nóng mùa khô đầu vụ nên lúa có nguy cơ gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước và nông dân thường phải tốn nhiều chi phí cho bơm tưới nước và bón phân, xịt thuốc. Mặt khác, thời điểm thu hoạch thường có mưa gió khiến lúa có nguy cơ đổ ngã, hư hại...
Nhiều yếu tố bất lợi
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT), vụ hè thu 2018, dự báo rầy nâu, bệnh vàng lùn lùn xoắn lá sẽ phát sinh với diễn biến phức tạp, có thể gây hại trên nhiều trà lúa, kết hợp với thời tiết nắng nóng khô hạn sẽ dễ gây ra hiện tượng cháy rầy. Điều kiện thời tiết âm u, sáng sớm có sương mù, kết hợp với mưa cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu năng (muỗi hành) phát sinh phát triển và gây hại phổ biến cho các diện tích lúa giai đoạn đẻ nhánh. Đặc biệt, những ruộng sử dụng sạ bằng các giống Jasmine 85, OM 4900, OM 7347…, sạ dầy, bón thừa phân đạm có thể bị nặng.
Trước tình hình sản xuất có nhiều bất lợi, các cấp chính quyền và các ngành chức năng TP. Cần Thơ đã và đang tích cực khuyến cáo, hướng dẫn nông dân thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất và giảm thiểu rủi ro cho vụ hè thu 2018.
Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Cần Thơ khuyến cáo, sau khi thu hoạch lúa đông xuân 2017-2018, các địa phương cần tích cực vận động nông dân chuyển đổi trồng cây màu trên nền đất lúa kém hiệu quả. Đối với các diện tích sạ lại lúa, phải đảm bảo thời gian cách ly giữa vụ đông xuân và vụ hè thu ít nhất 3 tuần. Quan tâm xuống giống theo lịch thời vụ khuyến cáo để né rầy, tránh hạn đầu vụ và xuống giống đồng loạt, tập trung trên từng vùng, cánh đồng để dễ quản lý sâu bệnh, thuận tiện cho chăm sóc, thu hoạch lúa.
Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Cần Thơ cũng khuyến cáo nông dân sử dụng giống xác nhận, áp dụng biện pháp sạ hàng, sạ thưa, lượng giống sử dụng không quá 120kg/ha. Đồng thời, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật để giảm giá thành, thu hoạch bằng cơ giới, sấy sau thu hoạch nhằm giảm thất thoát và đảm bảo chất lượng sản phẩm...
Chủ động giảm rủi ro
Ông Phan Văn To, ngụ ấp Phước Lộc (Thạnh Phú - Cờ Đỏ), cho biết: “35 công (1 công = 1000m2) ruộng của gia đình sạ giống OM 5451 đã được 17 ngày tuổi, lúa đang phát triển khá tốt. Vụ lúa này, tôi tiếp tục tham gia mô hình cánh đồng lớn để có điều kiện cùng bà con đẩy mạnh cơ giới hóa, gieo sạ đồng loạt né rầy và áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, cũng như được doanh nghiệp cung cấp nhiều loại vật tư đầu vào và bao tiêu lúa”.
Theo ông Trần Văn Đém ở khu vực Thới Long (phường Thới An Đông, quận Bình Thủy), 14 công lúa gieo sạ được 20 ngày tuổi của gia đình ông đang phát triển khá tốt và ít sâu bệnh. Để giảm chi phí sản xuất, ông giảm lượng giống gieo sạ và sử dụng giống xác nhận để cây lúa khỏe ngay từ giai đoạn đầu và chủ động lợi dụng thủy triều để đưa nước vào ruộng lúa nhằm giảm chi phí bơm tưới. Ngoài ra, ông cũng thăm đồng thường xuyên và chú ý thực hiện các giải pháp “ôm nước né rầy”, chủ động diệt chuột bằng chế phẩm sinh học và điều chỉnh nước trong ruộng ở mức phù hợp để tránh ốc bươu vàng và cỏ dại phát triển.
Bà Nguyễn Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Cần Thơ, cho rằng, để giảm giá thành sản xuất vụ lúa hè thu, các địa phương cần quan tâm hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, tưới nước tiết kiệm, sử dụng các chế phẩm sinh học và công nghệ sinh thái trong quản lý sâu rầy… nhằm tạo điều kiện cho cây lúa khỏe, giảm áp lực sâu bệnh và giảm được lượng sử dụng giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
“Chú ý lợi dụng thủy triều đưa nước vào ruộng và bơm tưới nước tập thể để giảm chi phí. Đồng thời, theo dõi thời tiết, thủy văn để khuyến cáo nông dân thực hiện các giải pháp ứng phó kịp thời, đảm bảo nước tưới để hạn chế cỏ dại phát triển cũng như phòng tránh lúa bị đổ ngã do mưa gió,” bà Nguyễn Thị Kiều yêu cầu.
Vụ hè thu 2018, TP. Cần Thơ có kế hoạch xuống giống 78.100ha lúa. Đến cuối tháng 3, nông dân thành phố xuống giống được hơn 41.000ha. Lúa chủ yếu đang trong giai đoạn mạ, sinh trưởng và phát triển khá tốt. Một số trà lúa có xuất hiện rầy nâu, bệnh đạo ôn lá, hiện tượng ngộ độc hữu cơ và bị chuột, ốc bươu vàng cắn phá, gây hại... nhưng với mật số thấp, nằm trong vòng kiểm soát. Tuy nhiên, nông dân không nên chủ quan, cần thăm đồng thường xuyên để chủ động phòng tránh sâu bệnh và chăm sóc, bảo vệ tốt cho ruộng lúa trước những diễn biến phức tạp của thời tiết và thiên tai.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.