Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 27 tháng 4 năm 2020 | 14:47

Vườn mẫu ở Đông Triều: Dân giàu, cảnh quan đẹp

Đông Triều (Quảng Ninh) được đánh giá là địa phương có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp mà hiếm nơi nào có được. Phát huy lợi thế đó, thị xã đang đẩy mạnh xây dựng vườn mẫu, phát triển sản xuất tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Phong trào xây dựng vườn mẫu không chỉ tạo diện mạo mới cho vùng nông thôn, mà còn nâng cao thu nhập cho nhân dân, thúc đẩy kinh tế địa phương.

 

t15.jpg
Vợ anh Nguyễn Tiến Bạn, xã An Sinh, TX. Đông Triều chăm sóc na vụ gối.

Hình thành vùng trồng cây ăn quả

Về Đông Triều hôm nay, người ta không khỏi ngỡ ngàng bởi màu xanh mướt mắt của những nhà vườn nối liền nhau từ Tây sang Đông.

Những năm qua, lợi thế về đất nông nghiệp phì nhiêu màu mỡ đã được người dân khai thác rất hiệu quả để phát triển thành vùng trồng lúa chất lượng cao, vùng trồng cây ăn quả...

Từ chính mảnh đất quê hương trù phú, hoa trái bốn mùa trĩu quả, cây cối xanh tươi đã giúp cho bà con có mức thu nhập trung bình khoảng 100 triệu đồng/người/năm.

Chị Phạm Thị Liêm, ở thôn Việt Bình, xã Việt Dân, cho biết: “Trước đây cuộc sống rất khó khăn, được sự hỗ trợ của địa phương, gia đình đã mạnh dạn vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội để cải tạo lại đồng đất trồng cam Vinh, bưởi Diễn, bưởi da xanh và nuôi ngan, gà. Đồng thời, quy hoạch lại vườn trồng các loại cây theo từng khoảnh vườn, bố trí chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh.

Bên cạnh đó, tôi còn đầu tư hàng rào quanh vườn, cải tạo đường đi, lắp đặt bể khí biogas, từ đó, không chỉ tạo thuận lợi cho việc nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch, mà còn góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường. Khu vườn đã giúp cho gia đình tôi thoát nghèo, ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu”.

Còn khi đi thực tế tại xã An Sinh, chúng tôi được biết gia đình anh Nguyễn Tiến Bạn, thôn Đìa Sen, là một trong những hộ tiên phong triển khai thực hiện xây dựng vườn mẫu theo Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).

Hơn 2ha vườn của gia đình được chuyển đổi sang trồng na dai, bưởi, cam theo mô hình vườn mẫu. Qua đó, không những tạo cảnh quan môi trường vườn nhà sạch đẹp, mà còn cho thu nhập bình quân 240 triệu đồng/năm.

Anh Bạn tâm sự: “Đối với nhà nông chúng tôi, cuộc sống chủ yếu dựa vào đất, vì vậy, khi lựa chọn trồng cây gì phải tính toán sao cho phù hợp với chất đất, có hiệu quả cao và đầu ra ổn định. Từ đầu năm 2018, sau khi thực hiện chủ trương của xã về phát triển kinh tế theo mô hình vườn mẫu, vợ chồng tôi đã cải tạo lại đất vườn, trồng thêm các cây bưởi, cam, đầu tư hệ thống tưới phun sương.

Riêng với cây na, chúng tôi không chỉ áp dụng quy trình VietGAP, mà còn được hướng dẫn kỹ thuật như ngắt lá, tỉa cành, bọc quả, nhất là “thụ phấn chủ động” để cho na gối. Qua đó, cây na có thể cho thu hoạch 2-3 vụ/năm thay vì 1 vụ/năm theo cách truyền thống. Ngoài ra, người dân còn được hỗ trợ một phần phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng thương hiệu “Na dai Đông Triều”... Thu nhập ổn định của gia đình đạt từ 200-300 triệu đồng/năm”.

Phát triển vườn mẫu theo hướng tập trung

Xây dựng vườn mẫu đã góp phần nâng cao giá trị của đồng đất, ổn định thu nhập cho người dân, thay đổi tập quán sản xuất. Phát huy những kết quả của giai đoạn trước, bắt tay vào triển khai xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, thị xã Đông Triều tiếp tục thực hiện các giải pháp để huy động nguồn lực từ nhân dân trong thực hiện vườn mẫu nói riêng và Chương trình xây dựng NTM nói chung.

Từ lợi thế của vùng đất, Đông Triều đã chú trọng phát triển vườn mẫu theo hướng tập trung trên cơ sở khai thác tiềm năng của địa phương.

 

t15a.jpg

Thu nhập ổn định từ vườn mẫu đã giúp gia đình chị Phạm Thị Liêm, xã Việt Dân, TX. Đông Triều thoát nghèo.

 

Thị xã đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, phá thế độc canh cây lúa, chuyển sang sản xuất đa canh. Đồng thời, phát huy thế mạnh vườn đồi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi kết hợp với tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Thị xã đã tận dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước cho các dự án phát triển sản xuất, tích cực chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội tạo điều kiện cho người dân vay vốn ưu đãi, tăng cường hướng dẫn khoa học kỹ thuật.

Được biết, Đông Triều hiện có 395 vườn mẫu đạt chuẩn NTM. Trong đó, hầu hết các chủ vườn đã cam kết với địa phương về sản xuất sản phẩm an toàn theo quy định của Nhà nước, có hàng rào kiên cố được xây dựng bao quanh vườn, chuồng trại chăn nuôi đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, có hệ thống mương tiêu thoát nước không gây ngập úng, thu nhập từ vườn ổn định.

Năm 2020 này, thị xã sẽ tiếp tục vận động xây dựng 75 vườn mẫu đạt chuẩn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, hoàn thành các chỉ tiêu trong chương trình xây dựng NTM kiểu mẫu.

Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh phải thỏa mãn 5 tiêu chí: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; sản phẩm từ vườn; môi trường cảnh quan; thu nhập từ vườn.

 

 

Cao Quỳnh
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top