Vườn mẫu ở Hà Tĩnh đã trở thành phong trào rộng khắp
Thời gian qua Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh đóng góp rất lớn vào phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh, phối hợp cùng với Văn Phòng điều phối NTM đưa phong trào phát triển kinh tế vườn phát triển mạnh mẽ, nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường.
Tổng kết hoạt động năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021, Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh đã nhân rộng trên 1.500 vườn, tạo ra phong trào phát triển kinh tế vườn ở nhiều địa phương, vườn kinh tế, vườn dinh dưỡng, vườn sinh vật cảnh, môi trường. Hội đã xây dựng quy trình, các giải pháp khắc phục giúp các địa phương xử lý môi trường sau lũ, nhất là khắc phục các vườn cây ăn quả, chuồng, trại, ao hồ; tham mưu UBND tỉnh và Văn phòng điều phối xây dựng 320 vườn mẫu ứng phó biến đổi khí hậu tại 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Về công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, sau khi Hội Làm vườn tỉnh phối hợp với HLV Việt Nam, Văn phòng NTM tỉnh tổ chức tọa đàm “Xây dựng mô hình cộng đồng dân cư nông thôn giám sát truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau, củ, quả E – VietGAP, hữu cơ tại xã Tượng Sơn; Tích cực tham mưu, tư vấn Đề án xây dựng NTM Hà Tĩnh năm 2020 – 2025; tham gia ý kiến về phát triển kinh tế vườn và giải pháp thúc đẩy kinh tế VAC, trang trại tại Đại hội HLV Việt Nam…
Thời gian qua Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh đóng góp rất lớn vào phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Đối với công tác chỉnh trang, xây dựng vườn mẫu, thời gian qua, các huyện hội đã cùng văn phòng NTM huyện, hội nông dân các huyện tham gia chỉnh trang vườn được xây dựng từ 2014 – 2016 và tham gia xây dựng mô hình vườn mẫu giai đoạn 2017 – 2020.
Kết quả hoạt động tích cực của Hội đã nâng tổng số vườn đạt chuẩn ở tỉnh 7.244 vườn, khu dân cư đạt chuẩn 678/1.647 khu dân cư trong toàn tỉnh.
Thời gian tới, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh tiếp tục kiện toàn, củng cố tổ chức Hội ở các cấp để tạo điều kiện lãnh đạo của Hội, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế vườn trang trại, hàng hóa ở mỗi vùng trong tỉnh; không ngừng tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật mới nhằm phát triển kinh tế vườn, trang trại tạo ra sản phẩm ATTP và văn hóa an toàn thực phẩm, xây dựng vườn mẫu ứng phó biến đổi khí hậu; đưa phong trào phát triển kinh tế vườn đi vào chiều sâu, nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường cảnh quan nông thôn.
Tại Hội nghị tổng kết, Ban Chấp hành tỉnh hội đã tập trung bàn các giải pháp hướng đến phát triển kinh tế vườn, trang trại bền vững gắn với phát huy văn hóa vườn; sản xuất gắn với xử lý rác thải, bảo vệ môi trường, tạo sản phẩm sạch; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm, có logo, nhãn mác và tem truy xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng thảo luận về các đề án kiện toàn tổ chức hội cấp tỉnh đến cơ sở, kế hoạch kỷ niệm 30 năm thành lập Hội và Đại hội khóa VII (2021- 2025)…
Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.
Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.