Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 13 tháng 7 năm 2018 | 14:51

XDNTM ở Tứ Kỳ: Làm đâu chắc đó

Đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa sạch đẹp; nhà cửa được xây dựng khang trang; đời sống của người dân được nâng cao... Đó là kết quả mà huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) đạt được sau 7 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

tr2t.jpg
Mô hình nuôi cá rô phi lai tại xã Quang Khải.

 

 

Làm đến đâu chắc đến đó

Ông Nguyễn Ngọc Sẫm, Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ, cho biết, quan điểm chỉ đạo của huyện là “làm đến đâu chắc đến đó’’ chứ không chạy theo thành tích nên công tác XDNTM thời gian qua luôn nhận được sự đồng thuận cao của người dân, góp phần tô điểm thêm những gam màu sáng cho bộ mặt nông thôn.

Quá trình XDNTM đã làm thay đổi nhận thức, tinh thần, trách nhiệm với cộng đồng làng xã và với chính bản thân người dân. Từ nhận thức ban đầu còn bảo thủ, ỷ lại cho rằng XDNTM là việc của cấp ủy Đảng, chính quyền, nguồn vốn do Nhà nước đầu tư, nay người dân đã xác định rõ vai trò chủ thể và kết quả XDNTM là phục vụ chính mình. Hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa và các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường được xây dựng và nâng cấp.

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người dân tham gia đóng góp nguồn lực xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế là bài học kinh nghiệm được rút ra sau 7 năm Tứ Kỳ triển khai XDNTM.

Mặc dù, còn nhiều khó khăn nhưng với sự chung sức đồng lòng của chính quyền và người dân, huyện chỉ đạo các xã quyết liệt thực hiện chương trình theo đúng lộ trình.

Quê nghèo khởi sắc

Tứ Kỳ có xuất phát điểm thấp, thời điểm bắt đầu triển khai XDNTM, những tiêu chí quan trọng như giao thông, thủy lợi, trường học, thu nhập… gần như chưa có xã nào đạt. Là huyện nghèo, nguồn vốn đầu tư cho XDNTM rất lớn, trong khi huy động  nguồn vốn xã hội hóa còn hạn chế do đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Do vậy, tiến độ triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng còn chậm, việc đầu tư còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, nguồn vốn trực tiếp từ Chương trình XDNTM  còn hạn chế.

Hầu hết các xã chưa đề ra được cách làm phù hợp, nhất là với các tiêu chí có thể huy động nội lực trong  dân để hoàn thành. Việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất chưa mạnh mẽ, sâu rộng, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào khu vực nông thôn rất khó khăn…

Thời gian đầu khi triển khai  XDNTM, một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện nhận thức chưa đầy đủ về chủ trương, ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình. Vẫn còn hoài nghi về hiệu quả và lợi ích mà chương trình mang lại; việc chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ XDNTM ở một số xã chưa có quyết tâm chính trị cao, còn tư tưởng trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước. Khó khăn nhất ở Tứ Kỳ là thiếu nguồn lực để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Một cái khó nữa là UBND tỉnh Hải Dương chỉ hỗ trợ kinh phí cho các địa phương đăng ký đạt chuẩn NTM, chưa hỗ trợ các địa phương còn lại nên ở các địa phương này gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

Vượt qua khó khăn, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội từ huyện đến cơ sở, đặc biệt sự đồng thuận cao của người dân, sau 7 năm XDNTM, cái được lớn nhất là đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở nông thôn được tăng lên đáng kể, những vùng quê vốn nghèo nay khởi sắc và ngày càng văn minh, hiện đại.

Đến Tứ Xuyên, xã đầu tiên của huyện Tứ Kỳ đạt chuẩn NTM (năm 2014), bộ mặt nông thôn đã thực sự đổi thay. Ông Nguyễn Thế Đậu, Chủ tịch UBND xã, chia sẻ kinh nghiệm: Để hoàn thành các tiêu chí NTM, công tác tuyên truyền, vận động người dân phải được đặt lên hàng đầu, bởi khi bà con đã hiểu và hưởng ứng thì khó khăn nào cũng vượt qua. Đồng thời, phải thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tinh thần làm chủ của người dân, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, tạo sự đồng thuận, thống nhất từ các cấp chính quyền đến người dân ở các thôn xóm.

Năm 2017, thu nhập bình quân toàn huyện Tứ Kỳ đạt 38,5 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,8%.  Tổng số tiêu chí đạt 384 tiêu chí, tăng 87 lượt tiêu chí so với cuối năm 2015.

 

Đến thời điểm này, Tứ Kỳ có 8/26 xã về đích NTM (gồm các xã: Tân Kỳ, Tứ Xuyên, Hưng Đạo, Quảng Nghiệp, Hà Kỳ, Ngọc Kỳ, Tây Kỳ và Quang Trung);  6 xã đạt từ 14 - 18 tiêu chí; 6 xã đạt 12 - 13 tiêu chí; còn lại 6 xã đạt từ 10 - 11 tiêu chí.

Năm 2018, có 3 xã (Đông Kỳ, Tái Sơn, Dân Chủ) đăng ký về đích NTM và 1 xã (Minh Đức) cơ bản hoàn thành.

 

 

 

 

Nguyễn Đức Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top