Ở Trung Quốc đang rộ lên xu hướng rời bỏ đô thị để trở về nông thôn lập nghiệp – xu hướng được gọi là “đô thị hóa ngược”.
Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, chỉ tính riêng trong năm 2017, có tới 7 triệu người Trung Quốc rời bỏ các thành phố chuyển về các vùng nông thôn. 60% số này đã và đang đầu tư vào nông nghiệp. Đây được coi là quá trình “đô thị hoá ngược” khi mà tại nhiều vùng nông thôn của Trung Quốc, cơ sở hạ tầng phát triển đang dần được dần cải thiện.
Sau khi chứng kiến hàng ngàn xác lợn bị bệnh trôi dạt trên nhánh sông Hoàng Phố (Thượng Hải) vào đầu năm 2013, Trịnh Lý Tịnh (Zheng Lixing) đã cảm thấy vô cùng khó chịu về tình trạng ô nhiễm. “Nếu bạn ở đấy và chứng kiến, bạn sẽ không thể nuốt nổi bất cứ thứ gì trong vài ngày” – anh Trịnh chia sẻ.
Sinh ra và lớn lên tại Thiểm Tây – Trung Quốc, Trịnh Lý Tịnh đã tốt nghiệp với bằng Tiến sỹ Công nghệ Polymer tại Đại học CN và KH Thiên Tân. Trước sự tăng trưởng như vũ bão của quá trình công nghiệp hoá Trung Quốc trong những năm gần đây, Trịnh không khỏi trăn trở về nền nông nghiệp của Trung Quốc, nơi vốn đã gắn liền với lịch sử của đất nước.
Năm 2016, Trịnh cùng với 4 sinh viên đã tốt nghiệp Đại học khác (cũng đến từ Thiểm Tây) quyết định góp vốn và quay trở về quê hương lập nghiệp. Với số vốn khoảng 2 triệu Nhân dân tệ (khoảng hơn 6,7 tỷ đồng Việt Nam), họ đã mua 13 hecta đất nông nghiệp và bắt tay vào việc trồng trọt, cũng như mong muốn hướng dẫn cho nông dân bản địa kỹ thuật canh tác bằng phương pháp hữu cơ.
Chất lượng dinh dưỡng trong đất suy giảm, cùng với đó là tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón, quy trình khử độc, xử lý chất thải không khoa học trong suốt một thời gian dài kéo theo các mùa vụ bị giảm năng suất đe dọa lớn tới tình hình an ninh lương thực ở Trung Quốc. Đó cũng chính là lý do mà nhóm của Trịnh chỉ sử dụng phân bón hữu cơ từ chất thải của gia súc, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đây được coi là một trong những quá trình cải tạo đất trồng.
Mặc dù những biện pháp nói trên chưa mang lại những kết quả khả quan về sản lượng nông nghiệp và một số nông dân bản địa đã từ bỏ việc theo chân Trịnh nhưng anh vẫn quả quyết: “Chúng tôi sẽ khó hoà vốn trong năm nay” và cho rằng những người nông dân sẽ thay đổi quan niệm khi nhận ra rằng những sản phẩm từ nông nghiệp hữu cơ có chất lượng tốt hơn và có giá thành cao hơn trong tương lai gần.
Ở một nơi khác, Mã Diên Vĩ (Ma Yanwei) đang sở hữu 11 hecta tại Alashan, Nội Mông (Trung Quốc) từ 2015 cho biết – “Mặc dù khu vực Alashan hiện đang bị sa mạc hóa đe dọa, không khí và đất ở đây rất tốt. Nông dân địa phương thường dùng nước ngầm để tưới tiêu”. Đồng thời, chính phủ cũng đã hỗ trợ những người nông dân địa phương phương pháp bảo tồn nguồn nước tại những khu vực thường xuyên bị hạn hán và sa mạc hoá. Mã là một tiến sĩ ngành sinh thái học tốt nghiệp trường Đại học Bắc Kinh. Hệ thống đường ống ở đây được chính quyền địa phương hỗ trợ và Mã là người đứng ra hướng dẫn những người nông dân sử dụng. Phương pháp tưới tiêu mới giúp người nông dân tiết kiệm được rất nhiều nước và mang lại hiệu quả cao hơn.
Trịnh nói rằng anh mơ ước phát triển các sản phẩm chất lượng cao để xuất khẩu, giống như nông dân Nhật Bản và phương Tây. "Trung Quốc lớn đến mức có thể duy trì bất kỳ loại trái cây nào. Chúng tôi không thể bán nho mà chúng tôi sản xuất, mặc dù chúng chỉ có giá vài nhân dân tệ một bó. Những người Nhật bán được vài trăm một bó", ông nói.
"Có một câu chuyện thành công ở một thị trấn khác ở Thiểm Tây, nơi mà 20 triệu nhân dân tệ đã được sử dụng để thành lập một vườn nho. Nho bán ở Hong Kong với giá hơn 200 nhân dân tệ một kg."
Trịnh và Mã là hai trong số hàng triệu tri thức Trung Quốc đang lựa chọn từ bỏ nơi đô thị phồn hoa để về với nông thông, đồng ruộng.
Việc hiện đại hóa nông nghiệp ở Trung Quốc nằm trong chương trình nghị sự của chính phủ. Vào tháng 3, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết cần phải nỗ lực hơn nữa để khuyến khích những sinh viên tốt nghiệp đại học và nguồn tri thức từ nước ngoài chuyển về mưu sinh tại nông thôn và phát triển nông nghiệp. Cùng với đó là hàng loạt các chế tài riêng cho sự phát triển kinh tế nông thôn bao gồm giảm thuế, khả năng tiếp cận với nguồn vốn tài chính dễ dàng hơn và nhiều biện pháp khác hỗ trợ các doanh nhân vùng nông thôn.
Khoảng 60% dân số Trung Quốc hiện đang sinh sống ở các đô thị, tăng rất nhiều so với 26% vào năm 1990. Tuy nhiên, con số đó vẫn thấp hơn mức trung bình 75% ở các nước phát triển và quá trình "đô thị hóa ngược" đang diễn ra khi cơ sở hạ tầng được cải thiện tại nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Một câu chuyện khác là Thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh Yixi Kanzhuo của Trường Đại học quốc tế Kinh tế và Thương mại Bắc Kinh. Trước khi chuyển về nông thôn sinh sống, cô từng làm việc cho một tổ chức phi chính phủ của Trung Quốc về bảo vệ môi trường. Hai vợ chồng cô đã tự xây nhà bằng vữa truyền thống là hỗn hợp đất, gạo nếp và vôi sống. Ngôi nhà trên thảo nguyên này cách thị trấn gần nhất 300km. Vợ chồng Yixi Kanzhuo cùng với 7 hộ gia đình khác tổ chức một hợp tác xã cùng chăn thả gia súc với hơn 300 đầu gia súc.
“Chúng tôi không chỉ làm nông mà còn giúp những người đến đây có thể sống hòa hợp với thiên nhiên. Chúng tôi muốn xây dựng một khu nghỉ cho khách tham quan, những người muốn tìm về chốn yên bình này thư giãn với các hoạt động như cưỡi ngựa, thiền hay tập yoga. Chúng tôi hướng dẫn những người dân địa phương cách phục vụ và nấu ăn cho du khách”, Yixi chia sẻ.
Bên cạnh những khó khăn, Yixi khẳng định, cuộc sống mới của cô ở vùng quê tốt hơn nhiều so với thành phố lớn trước kia cô từng ở. “Để kiếm được khoảng 20.000 đến 30.000 nhân dân tệ (khoảng 2.900 USD đến 4.350 USD) mỗi tháng, hằng ngày người ta (người sống ở thành thị) phải di chuyển qua lại ở các tàu điện ngầm đông đúc và dùng số tiền kiếm được để trang trải cuộc sống. Họ chỉ có thể sống để làm việc”.
Yixi nói và khẳng định rằng cô muốn con mình sinh ra và lớn lên được thiên nhiên bao bọc và nhờ đó có một cuộc sống hạnh phúc. "Tôi hy vọng những đứa trẻ của chúng tôi sẽ được sinh ra trong nhà. Chúng sẽ lớn lên giữa thiên nhiên, với một cuộc sống hạnh phúc." - Yixi chia sẻ.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…