Qua những thiếu sót đã phát hiện từ quá trình thanh kiểm tra tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Hương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ đạo các phòng và đơn vị trực thuộc Sở nghiêm túc chẩn chỉnh.
Như trước đó Kinh tế nông thôn đã đưa tin “Nhiều thiếu sót, vi phạm tại BQL Rừng phòng hộ Sông Hương” phản ánh về việc thiếu sót, vi phạm tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Hương (BQLR) mà Đoàn Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ ra. Về vấn đề này, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các phòng và đơn vị trực thuộc Sở nghiêm túc chẩn chỉnh và thực hiện một số nội dung.
Cụ thể, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Phòng Kế hoạch - Tài chính, Chi cục Kiểm lâm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn về thủ tục… theo trách nhiệm đã được phân công.
Trong đó, yêu cầu Chi cục Kiểm lâm kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với lãnh đạo và cá nhân có liên quan trong việc tham mưu cho Sở ban hành báo cáo thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán nuôi dưỡng rừng tự nhiên và Quyết định số 763/QĐ-SNNPTNT ngày 18/11/2019 về việc phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán nuôi dưỡng rừng tự nhiên không đúng nội dung Phương án quản lý rừng bền giai đoạn 2018 - 2025.
Đối với BQLR, phải thực hiện chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức phân công trực PCCCR và xử lý các hành vi vi phạm được phát hiện qua công tác QLBVR phải đúng quy định pháp luật.
Tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ cây giống trồng rừng trong 02 năm 2019, 2020 theo hợp đồng đã ký kết với các đơn vị thi công và đơn vị cung cấp cây giống để xử lý những sai sót như nội dung kết quả kiểm tra, xác minh đã nêu, nhằm đảm bảo chất lượng rừng trồng sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.
BQLR tiến hành kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm đối với lãnh đạo và các cá nhân được phân công, giám sát, chỉ đạo thi công công trình trồng rừng thay thế năm 2020 không đúng hồ sơ thiết kế.
BQLR tiến hành kiểm tra, rà soát diện tích, nguồn vốn, hiện trạng rừng đối với 49,94 ha đơn vị đã trồng xen Keo lai hom không đúng hồ sơ thiết kế và đề xuất biện pháp xử lý.
Tiến hành làm việc với Quỹ bảo vệ và PTR tỉnh để xác định diện tích 1,82 ha đã bị khai thác trái phép tại khoảnh 5, Tiểu khu 137 để giảm diện tích và chi tiền trả DVMTR đúng quy định.
Trong công tác quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí, lãnh đạo BQLR cần phát huy hơn nữa những kết quả đạt được trong thời gian qua, đồng thời rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, quản lý tài chính, tại đơn vị đúng theo quy định của Nhà nước và đảm bảo có hiệu quả.
Phụ trách kế toán BQLR cần được chấn chỉnh công tác kế toán, rút kinh nghiệm để ngày càng hoàn thiện nhằm tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí đúng quy định của Nhà nước.
Chấm dứt việc thanh toán một số khoản kinh phí không đúng quy định như đã phân tích ở phần kết quả kiểm tra xác minh. Chứng từ đưa vào thanh toán phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, Luật kế toán và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị đã ban hành.
Đối với các khoản thu có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, BQLR phải nộp vào tài khoản Kho bạc Nhà nước để thực hiện việc kiểm soát chi theo quy định.
Đối với các hoạt động có liên quan đến các nguồn vốn hợp tác và nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc ngân sách cấp, BQLR phải đưa vào hạch toán và theo dõi sổ sách theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của BQLR, hằng năm cần phải tiến hành rà soát, điều chỉnh và bổ sung một số nội dung trong quy chế chi tiêu nội bộ để thực hiện đảm bảo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo BQLR phải thực hiện chế độ thông tin báo cáo đầy đủ, kịp thời; xây dựng và ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân, thông báo lịch tiếp công dân, phân công lãnh đạo tiếp công dân đúng theo quy định.
Chấp hành và thực hiện đúng các quy định về quy chế dân chủ, quy chế làm việc và quy chế chi tiêu nội bộ đã ban hành; thực hiện tốt công tác công khai minh bạch trong mọi hoạt động của cơ quan, nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể của mỗi viên chức và người lao động.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.