Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 8 tháng 3 năm 2023 | 9:49

Bình Định xây dựng nhiều mô hình khuyến ngư hiệu quả cao

Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ cao, phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Các mô hình khuyến ngư được gia tăng ứng dụng công nghệ cao, tiến bộ kỹ thuật, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao

Thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại Ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025 trên lĩnh vực thủy sản, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã chú trọng xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc tại các vùng nuôi tôm trên địa bàn.

Năm 2022, mô hình này được triển khai với quy mô 1.500 m2/điểm tại các huyện Phù Cát, Phù Mỹ và thị xã Hoài Nhơn. Sau 3 tháng nuôi, tôm sinh trưởng và phát triển tốt, không bị dịch bện, tỷ lệ sống đạt 87%, kích cỡ tôm thu hoạch trung bình 70 con/kg, năng suất khoảng 25,6 tấn/ha, người nuôi thu lợi nhuận 171 triệu đồng/1.500m2 ao nuôi.

Mô hình nuôi tôm công nghệ Semi-Biofloc ở huyện Phù Cát (Bình Định).

Ông Nguyễn Văn Tiện, người nuôi tôm thâm niên tại thôn Kim Giao Thiện (xã Hoài Hải, thị xã Hoài Nhơn) cho biết: Được hỗ trợ 50% kinh phí giống và vật tư của Trung tâm Khuyến nông, tôi mạnh dạn áp dụng công nghệ Semi-Biofloc vào nuôi tôm thương phẩm. Trong thời gian triển khai mô hình, tình hình dịch bệnh tôm có chiều hướng gia tăng ở các vùng nuôi lân cận, thời tiết thay đổi bất thường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Tuy nhiên, với việc áp dụng kỹ thuật nuôi theo công nghệ Semi-Biofloc đã được hướng dẫn như lấy nước, xử lý nước, nuôi cấy vi sinh tạo Biofloc,… nên tôm phát triển tốt, không xuất hiện bệnh, vì vậy, năng suất và hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn so với hình thức nuôi trước đây.

Nuôi cá nước ngọt trong hồ chứa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Tại các huyện Phù Cát, Vĩnh Thạnh và thị xã An Nhơn, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tập trung vào việc nhân rộng các mô hình nuôi cá nước ngọt trong hồ chứa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Với mục tiêu đa dạng hóa các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, Trung tâm đã xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi cá thát lát cườm trong lồng trên các hồ chứa như Mỹ Thuận (Phù Cát), Núi Một (An Nhơn) và Định Bình (Vĩnh Thạnh) với quy mô 100m3 lồng nuôi/điểm trình diễn. Mô hình triển khai đã giúp người nuôi an tâm hơn về đầu ra sản phẩm với giá cả hợp lý. Các hộ tham gia mô hình được liên kết tiêu thụ sản phẩm dựa trên một cơ chế phối hợp đã được đề ra với sự thống nhất cao của các bên tham gia.

Anh Huỳnh Tấn Dương (xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh) trước đây chủ yếu tập trung nuôi các đối tượng như cá điêu hồng, rô phi, trê lai,… Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường và tăng thêm thu nhập cho gia đình, anh mạnh dạn đầu tư tham gia mô hình. Được sự hỗ trợ con giống, vật tư thiết yếu và kỹ thuật từ Trung tâm Khuyến nông, với 5.000 con giống cá thát lát cườm ban đầu, đến nay, sau 8 tháng thả nuôi, anh Dương ước còn lại khoảng 4.250 con cá thương phẩm với kích cỡ trung bình 450g/con, ước lãi khoảng 40 triệu đồng.

Nuôi cá thát lát cườm.

Theo anh Dương, so với các giống cá hiện đang nuôi tại hồ Định Bình, đây là giống cá có giá trị kinh tế cao hơn, cá lớn nhanh và chống chịu dịch bệnh tốt. Trong quá trình nuôi, người nuôi tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật về vệ sinh lồng nuôi, quản lý thức ăn dư thừa, thường xuyên theo dõi tốc độ phát triển của cá về kích cỡ và trọng lượng. Đặc biệt, khi cá phân đàn, cần có biện pháp tách đàn, sang lồng nuôi theo cùng kích cỡ giúp cá phát triển đồng đều.

Ths. Lê Tấn Phát, Trưởng phòng Khuyến ngư (Trung tâm Khuyến nông), cho biết: Trung tâm tập trung xây dựng các mô hình khuyến ngư theo đúng chủ trương, định hướng của tỉnh, ngành và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Nhờ vậy, các mô hình hầu hết đã đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người nuôi. Đồng thời, góp phần hạn chế được rủi ro bệnh dịch, tạo ra các sản phẩm an toàn sinh học, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới nghề nuôi trồng thủy sản ngày càng ổn định và bền vững.

 

Thành Nguyên
Ý kiến bạn đọc
  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top