Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 28 tháng 11 năm 2023 | 11:22

Cuộc thi “Vườn đẹp, Trang trại kiểu mẫu” tỉnh Thanh Hóa lần II - năm 2023: Thúc đẩy phát triển kinh tế gắn yếu tố sinh thái

Sau thành công của Cuộc thi “Vườn đẹp, Trang trại kiểu mẫu” tỉnh Thanh Hóa năm 2022, năm nay, UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục hỗ trợ kinh phí để Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan, tổ chức cuộc thi lần thứ hai.

Đây là cuộc thi nhằm lan tỏa điển hình nông dân,  chủ trang trại sản xuất, kinh doanh giỏi và đồng hành cùng  Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (XDNTM) trên địa bàn tỉnh, bởi các tiêu chí phát triển vườn và trang trại được lấy từ tiêu chí vườn mẫu và phát triển mô hình sản xuất trong bộ tiêu chí nông thôn mới và một số thông tư liên quan của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Hội Làm vườn và Trang trại huyện Nga Sơn trao giải cho các hộ đạt vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu.

Từ tháng 3/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản giao Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức tốt cuộc thi lần thứ 2. Sau đó, Ban Tổ chức cuộc thi đã có văn bản hướng dẫn và yêu cầu Hội Làm vườn và Trang trại các huyện phối hợp với các phòng ban liên quan, tổ chức chấm và xét chọn vòng sơ loại. Được tuyên truyền rộng rãi về cuộc thi, năm nay, Thanh Hóa có 863 chủ vườn, 460 chủ trang trại ở 301 xã, thuộc 20 huyện, thị xã, thành phố đăng ký tham gia cuộc thi.

Một góc vườn mẫu của gia đình ông Nguyễn Đình Tiếp ở xã Thành Tâm (Thạch Thành). Ảnh: Lê Đồng-Lê Thức.

Trên cơ sở các hướng dẫn cụ thể và barem điểm được cấp tỉnh xác lập, các địa phương đã chấm và chọn lựa được 80 vườn, trại của 20 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 44 vườn, 36 trang trại tiêu biểu được lọt vào vòng thi cấp tỉnh. Đến cuối tháng 10/2023, Ban giám khảo cuộc thi cấp tỉnh đã hoàn thành chấm điểm vòng 1 trên hồ sơ, lựa chọn được 33 vườn và 30 trang trại của 20 đơn vị cấp huyện để tiến hành chấm điểm trên thực địa. Chia theo vùng miền, cuộc thi năm 2023 này, khu vực miền núi của Thanh Hóa có 9 vườn và 8 trang trại lọt vào vòng 2 cấp tỉnh; khu vực trung du và đồng bằng có 15 vườn, 16 trang trại; khu vực đồng bằng ven biển có 9 vườn và 6 trang trại.

Điều đáng nói, hệ thống thang điểm của cuộc thi ưu tiên nhiều đến các yếu tố như sản xuất hữu cơ gắn với quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, áp dụng tiến bộ  kỹ thuật. Cùng với yếu tố hiệu quả kinh tế, các vườn mẫu và trang trại dự thi cũng phải bảo đảm môi trường, tạo cảnh quan hài hòa với  xung quanh. Do vậy, trong quá trình chấm điểm, nhiều mô hình kinh tế vườn hoặc trang trại có hiệu quả kinh tế rất cao nhưng chưa bảo đảm yếu tố môi trường và các chỉ tiêu khác thì vẫn không được đánh giá cao. Nhiều chỉ tiêu như có sự liên kết sản xuất, đầu ra sản phẩm ổn định, công tác xử lý rác thải và tạo cảnh quan tại mô hình… cũng tác động đến điểm số của các mô hình dự thi.

Tham quan mô hình vườn đẹp trồng cây ăn quả của gia đình ông Luân thôn Eo Son, xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh. Ảnh Quốc Trịnh.

Bà Lê Thị Oanh, chủ trang trại tổng hợp tại thôn Ao Mè (xã Yên Lạc, huyện Như Thanh), chia sẻ: Tham gia cuộc thi “Vườn đẹp, Trang trại kiểu mẫu”, tôi mới ngỡ ra nhiều điều. Phát triển kinh tế trang trại hiện đại không chỉ là yếu tố kinh tế, mà phải gắn với tạo cảnh quan, sản xuất theo quy trình sạch, có áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Chắc chắn chúng tôi sẽ từng bước hoàn thiện để nâng tầm giá trị trang trại đồi rừng của gia đình”.

Theo ông Võ Duy Sang, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi: “Mục tiêu kép mà cuộc thi hướng đến là từng bước thay đổi tư duy sản xuất của chủ vườn, chủ trang trại theo hướng hiện đại, khoa học. Đồng thời, thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn”.

Những ngày tháng 11 này, Ban Giám khảo cấp tỉnh bắt đầu đến từng vườn, trang trại để tìm hiểu thực tế, chấm trên bộ thang điểm xây dựng sẵn. Đây là tổ công tác gồm 8 thành viên đến từ các cơ quan chuyên môn như: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, Báo Thanh Hóa, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh…

Ông Bùi Công Anh, Phó chánh văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, đồng thời là thành viên Ban Giám khảo cuộc thi, cho rằng: “Mới tổ chức năm thứ 2 nhưng Cuộc thi “Vườn đẹp, Trang trại kiểu mẫu” đã tạo được phong trào thi đua phát triển sản xuất, tạo ra không gian sống xanh - sạch- đẹp, bước đầu được các địa phương và tỉnh đánh giá cao. Cuộc thi còn thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, góp phần từng bước thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp”.

 

Lê Đồng
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top