Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 29 tháng 11 năm 2023 | 13:51

Tôn vinh, lan tỏa vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu tại Thanh Hóa

Cuộc thi “Vườn đẹp, Trang trại kiểu mẫu” do Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của đông đảo nông dân, chủ vườn, trang trại trên địa bàn tỉnh.

Qua đó, lan tỏa sâu rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao, thúc đẩy thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước về tích tụ, tập trung đất đai sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.

Thu hút hàng trăm chủ vườn, trang trại tham gia

Với mục tiêu xây dựng quê hương Thanh Hóa ngày càng xanh, sạch đẹp, làng bản ngày càng đáng sống. Những năm qua trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (XDNTM), tỉnh Thanh Hóa khuyến khích người dân cải tạo vườn tạp, xây dựng những khu vườn mẫu mang lại giá trị kinh tế cao để tăng thu nhập và làm đẹp cảnh quan môi trường.

Chủ vườn, trang trại tiêu biểu tại vòng chung kết của huyện Hội.

Hướng đến thực hiện thành công Chương trình Phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản giao Hội Làm vườn và Trang trại và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức tốt cuộc thi “Vườn đẹp, Trang trại kiểu mẫu”.

Năm 2022, sau khi phát động cuộc thi đã có 800 chủ vườn, 360 trang trại đến từ 300 xã hưởng ứng tham gia. Qua quá trình khảo sát, lựa chọn tại các cuộc thi từ cấp xã đến huyện. Ban tổ chức đã chọn ra 81 hồ sơ vườn, trại đáp ứng các tiêu chí của cuộc thi để tham gia Cuộc thi chung kết.

Mô hình vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu tại huyện Thọ Xuân.

Năm 2023, lần thứ 2 tổ chức cuộc thi “Vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu” đã thu hút được 863 chủ vườn, 460 trang trại tại 301 xã, thị trấn của 20 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh hưởng ứng, tham gia. Sau vòng khảo sát tại các huyện Hội, có 80 hồ sơ vườn, trại (44 vườn đẹp, 36 trang trại kiểu mẫu) được Ban Tổ chức tổ chức chấm thi vòng 2 và lựa chọn được ra 29 vườn, trang trại tiêu biểu tham gia vòng chung kết.

HTX Chung Thuỷ tham gia vòng chung kết vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu huyện Nông Cống.

Có thể thấy, sau thành công tại Cuộc thi “Vườn đẹp, Trang trại kiểu mẫu” tỉnh Thanh Hóa năm 2022 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của đông đảo nông dân, chủ vườn, trang trại trên địa bàn tỉnh. Số lượng chủ vườn, trang trại tham gia cuộc thi được nhân rộng. Thông qua cuộc thi đã thúc đẩy phong trào thi đua, các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, phát triển kinh tế vườn, trại hiệu quả đem lại hiệu quả cao đã được tôn vinh, lan tỏa. Đồng thời, nâng cao năng lực thực tiễn hoạt động công tác hội cho cán bộ, hội viên; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo góp phần xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.

Luôn đổi mới

Cuộc thi “Vườn đẹp, Trang trại kiểu mẫu” là sân chơi bổ ích để các chủ vườn, trại giao lưu, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm. Qua đó, tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình vườn, trại kiểu mẫu xanh, sạch, đẹp, nâng cao thu nhập cho hội viên và người nông dân...

Trưởng ban tổ chức giải trao Giấy chứng nhận vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu tại vòng chung kết huyện Nông Cống.

Ông Võ Duy Sang, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi cho biết: Sau khi tổ chức cuộc thi lần thứ nhất thành công, ban tổ chức đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ các đơn vị tham gia. Vì vậy, sau khi phát động cuộc thi lần thứ II, số lượng các vườn, trại tham gia ngày càng gia tăng.

Qua các phần thi khảo sát tại huyện Hội năm nay cho thấy các đơn vị đã có sự chuẩn bị, đầu tư phần thi công phu, các mô hình là những sản phẩm có ưu thế, khả năng phát triển cao, được các cấp, các ngành ghi nhận trong sản xuất, kinh doanh.

Chủ vườn, trang trại thuyết trình tại vòng chung kết vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu huyện Nga Sơn.

Theo ông Sang, thông qua cuộc thi này không chỉ nhằm phát triển, nhân rộng số lượng mô hình mà ban tổ chức luôn chú trọng đến chất lượng. Sau khi phát động cuộc thi, tiếp nhận các đơn vị tham gia, ban tổ chức tiến hành khảo sát, đánh giá chấm điểm lựa chọn những mô hình đạt tiêu chí cao nhất theo thể lệ cuộc thi để tham gia vòng sơ tuyển tại các huyện Hội. Tại vòng này, ngoài khảo sát, đánh giá hồ sơ, ban Giám khảo cấp tỉnh trực tiếp đến từng vườn, trang trại để tìm hiểu thực tế, chấm trên theo bộ thang điểm xây dựng sẵn.

Ban giám khảo gồm những thành viên đến từ các cơ quan có chuyên môn như: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh…

Nhiều chủ vườn, trang trại vui mừng khi đoạt giải tại vòng chung kết. 

“Trong quá trình tổ chức chúng tôi luôn lắng nghe ý kiến từ các đơn vị tham gia, đánh giá lại sau một mùa thi để rút kinh nghiệm, từ đó đổi mới hình thức, thể lệ, thậm chí sẽ phải đa dạng hóa các giải thưởng để khuyến khích nhiều tầng lớp nhân dân tham gia… Năm nay, cũng đã có vườn, trang trại của các cán bộ về hưu đăng ký tham gia”, ông Sang chia sẻ.

Theo dự kiến, vòng chung kết Cuộc thi “Vườn đẹp, Trang trại kiểu mẫu” năm 2023 chọn ra 24 vườn, trại có điểm số cao nhất. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá, ban tổ chức đã lựa chọn thêm 5 vườn trại có tiềm năng, lợi thế cùng điểm số.

 

Lê Thức - Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top