Sáng 13/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị trực tuyến lần thứ 8, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Tham dự có lãnh đạo các bộ ngành trung ương và 28 điểm cầu tại 28 tỉnh, thành phố ven biển.
Tại điểm cầu Phú Yên có ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành và lãnh đạo UBND các huyện, thị xã ven biển trên địa bàn tỉnh.
Toàn cảnh tại điểm cầu Phú Yên.
Theo Bộ NN-PTNT, sau 6 năm (từ ngày 23/10/2017), Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm hải sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu vì chưa tuân thủ đầy đủ các quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương và Ban chỉ đạo quốc gia về IUU, đã tổ chức nhiều cuộc họp, đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương chống khai thác IUU, sau 4 đợt thanh tra thực tế của Đoàn Thanh tra của EC tại Việt Nam, kết quả chống khai thác IUU đã đạt được những kết quả tích cực, được EC ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong chống khai thác IUU.
Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa thể gỡ được cảnh báo “thẻ vàng”, mặc dù các ban, bộ, ngành có liên quan đã tích cực vào cuộc nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu; nếu để tình trạng này kéo dài nguy cơ bị nâng lên cảnh báo “thẻ đỏ” là rất cao. Ngày 5/12/2023, EC đã có công thư chính thức về kết quả chống khai thác IUU tại Việt Nam sau đợt thanh tra lần thứ 4 vào tháng 10/2023.
Theo EC, thực tế tại các địa phương đến nay vẫn còn nhiều hạn chế trong việc về quản lý đội tàu, theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá, sản lượng thủy sản khai thác bốc dỡ qua cảng, như áp dụng các cơ chế kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo tất cả các tàu cá đã hủy đăng ký không được phép tham gia hoạt động khai thác thủy sản; theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá, sản lượng thủy sản khai thác bốc dỡ qua cảng; truy xuất nguồn gốc và chứng nhận thủy sản khai thác…
Ngoài ra, EC đánh giá địa phương chưa vào cuộc quyết liệt để thực thi pháp luật thủy sản và EC yêu cầu cần phải bảo đảm thực hiện có tính răn đe, hệ thống và thống nhất các hình thức xử phạt trên toàn lãnh thổ Việt Nam; tất cả các vi phạm phải được xử lý, không có trường hợp ngoại lệ. Tăng cường các biện pháp để phát hiện, ngăn chặn và truy tố các hành vi vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; đặc biệt chú ý các trường hợp ngắt kết nối VMS sát biên giới vùng đặc quyền kinh tế.
Ngư dân Phú Yên sau chuyến biển đánh bắt cá ngừ đại dương
Tại Phú Yên, tính đến nay, tổng số tàu cá trên địa bàn tỉnh Phú Yên là 1.934 tàu cá, trong đó có 666 tàu cá có chiều dài lớn nhất (Lmax) từ 06,00m đến dưới 12,00m, 611 tàu cá có Lmax từ 12,00m đến dưới 15,00m, 657 tàu cá có Lmax từ 15,00m trở lên. Tất cả tàu cá đã được nhập đầy đủ trên cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase). Từ đầu năm 2023, tỉnh Phú Yên đã tham mưu thực hiện 28 văn bản về danh sách tàu cá tỉnh Phú Yên có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU. Đến ngày 04/12/2023, tổng số tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU là 272 tàu cá.
Qua hệ thống giám sát tàu cá, các cơ quan chức năng của tỉnh đã kịp thời thông báo cho chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá có dấu hiệu vượt ranh giới cho phép trên biển đưa tàu trở lại vùng biển Việt Nam. Nhờ đó, từ năm 2019 đến nay, không tàu cá nào của Phú Yên vi phạm khai thác thủy sản vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh, hậu quả của việc không gỡ được “thẻ vàng” EC và nếu bị rút thẻ đỏ thì không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn khiến uy tín của Việt Nam bị giảm sút nghiêm trọng; đồng thời, chỉ rõ ngành thủy sản có thể phải đối mặt với nguy cơ tương tự "thẻ vàng" ở các thị trường khác ngoài EU.
Phó Thủ tướng cho rằng, cơ hội gỡ thẻ vàng của Việt Nam là rất lớn nếu các địa phương và bộ, ngành chung tay quyết liệt để tháo gỡ những hạn chế, tồn tại về công tác IUU.
Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị phối hợp tốt để tổ chức đợt cao điểm từ nay đến tháng 4/2024 dồn tất cả nhân lực, nguồn lực để sớm gỡ “thẻ vàng” EC.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chỉ đạo, dự kiến, tháng 4/2024 Đoàn thanh tra của EC sẽ sang Việt Nam tiếp tục thanh tra lần thứ 5, các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp chống khai thác IUU; tăng cường giải pháp ngăn chặn tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài. Từ nay đến tháng 4/2024, các bộ, ngành, địa phương phải xây dựng và triển khai kế hoạch hành động cụ thể những nhiệm vụ, giải pháp khắc phục cảnh báo “thẻ vàng”, chống khai thác IUU. Bộ NN-PTNT tiếp tục phối hợp tốt với các bộ, ngành, địa phương tổ chức đợt cao điểm chống khai thác IUU; hỗ trợ các địa phương khắc phục những tồn tại, hạn chế trong khai thác IUU…
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024, Hội nghị “Liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP giữa Long An với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đã được tổ chức vào ngày 28/11 đến ngày 4/12, trên địa bàn tỉnh Long An.