Các lĩnh vực của ngành nông nghiệp (NN) đang đẩy mạnh chuyển đổi số, tuy nhiên, quá trình số hóa đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ lệ nông dân có khả năng tiếp cận và áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất (SX) vẫn còn rất hạn chế. Nhiều doanh nghiệp và hộ SX nhỏ chưa có đủ nguồn lực tài chính để đầu tư vào các hệ thống NN thông minh. Điều này tạo ra rào cản trong việc ứng dụng công nghệ số vào SX NN.
Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) là ngành đa lĩnh vực, vì vậy việc chuyển đổi số (CĐS) cũng đang diễn ra toàn diện và đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực. Ngành NN cũng đối mặt với 3 thách thức chính là biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến đổi xu thế tiêu dùng CĐS mang lại nhiều lợi ích và sẵn sàng thích ứng với 3 thách thức trong tình hình mới. CĐS giúp giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do biến đổi khí hậu, giúp nông dân kết nối trực tiếp với người tiêu dùng, nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị sản phẩm NN và thúc đẩy hội nhập toàn cầu.
Cơ giới hóa là “Chìa khóa” để tăng năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm, giảm sức lao động và chi phí đầu tư.
Ngành NN tỉnh Quảng Ngãi bước đầu khai thác hiệu quả nền tảng số và cơ sở dữ liệu (CSDL) đã giúp đạt được các mục tiêu quan trọng trong chuyển đổi số. Đến giữa năm 2024, ngành NN tỉnh Quảng Ngãi đã cung cấp 50 dịch vụ công trực tuyến thuộc các lĩnh vực thủy sản, trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, quản lý chất lượng nông lâm sản, thủy sản, thủy lợi, lâm nghiệp. Ngành NN Quảng Ngãi đã xây dựng phòng họp trực tuyến tại Sở và một số Chi cục trực thuộc, đã tạo thuận lợi trong quản lý, điều hành…
Thách thức trong quá trình khai thác các nền tảng số, CSDL ngành NN
Chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng quá trình số hóa ngành NN của Quảng Ngãi vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Đó là, thiếu trang thiết bị phù hợp. Nhiều nông dân và hợp tác xã (HTX) không có điều kiện tiếp cận với các thiết bị cần thiết để sử dụng nền tảng số như máy tính, smartphone, và các thiết bị IoT (Internet vạn vật) hỗ trợ NN.
Ngành Nông nghiệp Quảng Ngãi ứng dụng công nghệ số trong nuôi trồng thuỷ sản.
Về nguồn lực con người, một số lượng lớn nông dân chưa có kỹ năng cần thiết để sử dụng các công nghệ mới. Tỷ lệ nông dân có khả năng tiếp cận và áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào SX vẫn còn rất hạn chế. Nhiều doanh nghiệp và hộ SX nhỏ chưa có đủ nguồn lực tài chính để đầu tư vào các hệ thống NN thông minh, từ đó làm chậm quá trình hiện đại hóa SX NN.
Về thói quen SX truyền thống, nhiều nông dân còn bám víu vào các phương pháp canh tác truyền thống và ngại thay đổi. Điều này tạo ra rào cản trong việc ứng dụng công nghệ số vào SX NN. Một phần lớn nông dân cảm thấy e ngại trước sự phức tạp của các công nghệ hiện đại và lo lắng về chi phí đầu tư ban đầu.
Giải pháp phát triển NN thông minh và bền vững
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Quang Trung, chuyển đổi số trong NN là một tất yếu. Để CĐS trong NN được thuận lợi cần có sự vào cuộc, phối hợp của các cơ quan, ban ngành từ cấp tỉnh đến cơ sở và đặc biệt là người nông dân phải sẵn sang thay đổi tư duy, tiếp cận khoa học, công nghệ. Vì vậy, để CĐS trong NN của tỉnh phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, cần phải tập trung vào thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi: “Để đảm bảo tính liên kết và hiệu quả, cần xây dựng CSDL đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương”.
Một là, xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất và toàn diện. Để đảm bảo tính liên kết và hiệu quả, cần xây dựng CSDL đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, bao gồm thông tin về tài nguyên đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, và chuỗi cung ứng nông sản. Việc thu thập và chuẩn hóa dữ liệu sẽ là nền tảng cho các quyết định chiến lược, giúp tối ưu hóa quy trình SX.
Hai là, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực số. Việc khai thác nền tảng số đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Chúng ta cần phối hợp tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho cán bộ ngành NN và người nông dân về các công cụ và nền tảng số. Đồng thời, khuyến khích người dân ứng dụng các phần mềm, công cụ quản lý SX thông minh trong canh tác hàng ngày.
Ba là, hỗ trợ doanh nghiệp và HTX ứng dụng công nghệ. Cần có những Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, HTX và nông dân trong việc tiếp cận, ứng dụng công nghệ số. Đặc biệt, cần khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ tham gia phát triển các giải pháp chuyên biệt cho NN như hệ thống giám sát tự động, các ứng dụng truy xuất nguồn gốc, và thương mại điện tử.
Bốn là, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực NN số. Chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến trong ứng dụng công nghệ số vào NN. Đồng thời, hợp tác quốc tế sẽ giúp chúng ta tiếp cận các công nghệ tiên tiến và nguồn vốn hỗ trợ, từ đó đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số ngành NN.
Định hướng phát triển trong thời gian đến, ngành NN Quảng Ngãi xây dựng nền tảng dữ liệu nông nghiệp số toàn diện. Theo đó, hoàn thiện CSDL số về cây trồng, vật nuôi, đất đai, thời tiết, và thị trường tiêu thụ nông sản. Việc này giúp cơ quan quản lý, doanh nghiệp, và nông dân dễ dàng tiếp cận thông tin chính xác, từ đó nâng cao khả năng ra quyết định.
Tập trung xây dựng, nhân rộng các mô hình NN đảm bảo có sự liên kết chặt chẽ từ SX đến liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, phù hợp với định hướng phát triển ngành NN và gắn với việc thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành NN. Đồng thời khuyến khích nông dân thực hiện các hình thức liên kết, đẩy mạnh phát triển nhân rộng vùng SX đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP và thực hiện đồng bộ quy trình trên diện rộng, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đạt yêu cầu chất lượng, đáp ứng yều cầu cho thị trường. Phối hợp, tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn về công nghệ thông tin, thương mại điện tử và các kỹ năng số cho nông dân, giúp họ chủ động trong việc ứng dụng công nghệ vào SX và kinh doanh.
Khai thác hiệu quả các nền tảng số và CSDL sẽ tạo ra bước đột phá trong SX và quản lý ngành NN. Tuy nhiên, để đạt được điều này, cần sự đồng lòng, phối hợp từ các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Chúng ta cần đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng công nghệ, xây dựng CSDL toàn diện, đồng thời nâng cao năng lực quản lý và tiếp cận công nghệ cho người dân. Chỉ khi đó, ngành NN Việt Nam mới có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Vùng cao Văn Bàn (Lào Cai), nơi những mái nhà tạm bợ từng là vết tích của cuộc sống nghèo khó, giờ đây đang bừng lên sức sống mới. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị, toàn quân dân đang chung sức, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình xóa bỏ những ngôi nhà tạm, dột nát, thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi, kiên cố.
Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo để sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa…