Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 14 tháng 8 năm 2023 | 21:25

Giải đáp các quy định mới trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật

Chiều 14/8, Cục Thú y phối hợp với Vụ Pháp chế (Bộ NN-PTNT) và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến kết nối với hàng trăm điểm cầu trên cả nước.

Theo đó, một số nội dung sẽ được phổ biến tại đọa đàm gồm: Nghị định số 80/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y.

ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tổ trưởng tổ điều hành Diễn đàn Kết nối nông sản 970 (Bộ NN-PTNT) cho biết: Mục đích của buổi tọa đàm là phổ biến, truyền thông sâu rộng và giải đáp các quy định pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung về thú y, các quy định của pháp luật về thú y trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và quản lý thuốc thú y.

Từ đó, bảo đảm khống chế thành công các loại dịch bệnh động vật nguy hiểm tại Việt Nam, bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm động vật lưu thông trong nước, thúc đẩy giao lưu thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm động vật đi các nước trên thế giới như trứng, thịt, sữa, mật ong, tổ yến, thủy, hải sản,... góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển ngành chăn nuôi, thủy sản, thú y Việt Nam.

Thông qua buổi tọa đàm, ông Thạch bày tỏ mong muốn các đại biểu, đơn vị sẽ phổ biến những quy định cũng như giải đáp cơ bản những thắc mắc, khó khăn, vướng mắc của các địa phương, doanh nghiệp, HTX, hiệp hội ngành hàng và người dân về các quy định của pháp luật mới trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật.

Cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp

Tại tọa đàm, các đại biểu, đơn vị đã phổ biến quy định, giải đáp cơ bản thắc mắc, khó khăn, vướng mắc của các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội ngành hàng và người dân về các quy định của pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung về thú y, đồng thời góp phần thực hiện các quy định của pháp luật về thú y trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật cũng như kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và quản lý thuốc thú y.

Cụ  thể, ông Lê Toàn Thắng, Trưởng phòng Quản lý thuốc thú y, Cục Thú y, cho biết Nghị định 80/2022/NĐ-CP nhằm thể chế hóa kiến nghị thực thi về lĩnh vực thú y; đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện kinh doanh thuốc thú y.

Nghị định nêu một số nội dung mới như bổ sung cách thức thực hiện thủ tục hành chính; quy định đối với loại giấy tờ phải nộp (bản chính, bản sao (chứng thực hay bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp); trình tự thực hiện đối với việc hướng dẫn cá nhân hoàn thiện hồ sơ nếu trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ. Đưa ra khỏi Nghị định 02 nội dung: về yêu cầu trong thành phần hồ sơ gồm Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh và Giấy chứng chỉ hành nghề.

Toàn cảnh buổi toạ đàm

“Cùng với đó, chúng tôi làm theo hướng gộp mẫu, giảm 80% chi phí về chỉ tiêu xét nghiệm. Các nguyên liệu thủy sản nhập khẩu để gia công chế biến hàng xuất khẩu thì sẽ không phải kiểm dịch nữa”, ông Lê Toàn Thắng - Trưởng phòng Quản lý thuốc thú y, Cục Thú y thông tin.

Đối với thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản có một số điểm mới. Dự thảo Thông tư đã sửa đổi mục II phần A và phần B Phụ lục I (Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, miễn kiểm dịch) Thông tư số 26/2016/TT-BNN-PTNT.

Cụ thể, đối với Danh mục sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, sản phẩm động vật thủy sản (bao gồm cả phôi, trứng, tinh dịch và ấu trùng của các loài thủy sản) ở dạng tươi sống hoặc tươi sống được bảo quản ở dạng ướp lạnh, đông lạnh. Các đối tượng sản phẩm động vật thủy sản khác thuộc diện phải kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập..

Ông Nguyễn Hoàng Tùng, Phó trưởng phòng Kiểm dịch động vật, Cục Thú y cho biết, Thông tư số 06 cũng đưa ra một số nội dung mới về chỉ tiêu kiểm dịch. Theo đó, áp dụng tần suất lấy mẫu đối với các lô hàng phải kiểm dịch, nếu kết quả xét nghiệm 3 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu, thì 5 lô hàng tiếp theo chỉ lấy mẫu ngẫu nhiên 1 lô hàng để kiểm tra. Gộp 5 mẫu thành 01 mẫu xét nghiệm (giảm chi phí xét nghiệm 80%); bổ sung bệnh Trắng đuôi trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii).

Chỉ tiêu quy định xét nghiệm đối với sản phẩm thủy sản dạng tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh là các chỉ tiêu tác nhân gây bệnh trên động vật thủy sản, được lựa chọn trên cơ sở Danh mục bệnh động vật thủy sản của OIE.

Về kiểm dịch động vật nhập khẩu, Thông tư bổ sung bệnh Viêm da nổi cục đối với trâu; Thay thế chỉ tiêu bệnh Roi trùng ở trâu, bò bằng bệnh Dịch tả loài nhai lại nhỏ đối với dê; Thay thế chỉ tiêu bệnh Giả dại ở lợn giống bằng bệnh Dịch tả lợn châu Phi đối với lợn.

Theo hướng giảm thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp, Trưởng phòng Chu Nguyên Thạch đánh giá, Thông tư 09 đã giảm tỷ lệ lấy mẫu xét nghiệm bệnh đối với động vật nhập khẩu lên tới hơn 90%, xuống còn 5%. “Trước khi có Thông tư 09, chúng tôi thường lấy mẫu toàn đàn”, ông Thạch chia sẻ. Đối với sản phẩm động vật trên cạn, Cục Thú y kiểm dịch gộp 5 mẫu thành 1 mẫu xét nghiệm, giảm 66,7% chi phí xét nghiệm (so với trước đây là 3 mẫu xét nghiệm/lô hàng).

Cùng với đó, hệ thống thú y tăng cường chuyển đổi số, cấp giấy chứng nhận điện tử. Trường hợp có thống nhất giữa Cục Thú y và cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu về Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật điện tử thì sử dụng Giấy chứng nhận kiểm dịch điện tử.

Giới thiệu Thông tư số 13/2022/TT-BNNPTNT ban hành ngày 28/9/2022 gồm 6 điều, 6 phụ lục. Thông tư nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2020 và Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 2/6/2016 của Bộ NN-PTNT.

Nguyên do của việc sửa đổi bởi Chính phủ ban hành Nghị định số 105/2021/NĐ-CP ngày 4/12/2021 về quản lý thuốc thú y có chứa chất ma túy; và Thủ tướng ban hành Quyết định số 2177/QĐ-TTg ngày 23/12/2021 về phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc thú y.

Đặc biệt, Thông tư số 13 có một số nội dung mới đáng chú ý: Thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất, nguyên liệu làm thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất trong quá trình vận chuyển phải được đóng gói và ghi nhãn sản phẩm đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trong đó, phải ghi rõ tên chất, nồng độ, hàm lượng, khối lượng, nguồn gốc, xuất xứ.

Giấy phép xuất khẩu thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất được cấp cho từng lần xuất khẩu và có giá trị trong thời hạn ghi trên giấy phép nhưng không quá 12 tháng. Cục Thú y là cơ quan thu hồi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.

Đồng thời, Cục Thú y là cơ quan thu hồi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất. Thông tư mới cũng bổ sung thêm 1 loại thuốc không phải kê đơn được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đó là thuốc thú y có chứa hoạt chất thuộc nhóm thuốc phòng trị nội, ngoại ký sinh trùng. Ngoài ra, thuốc thú y có chứa hoạt chất Toltrazuril, Amprolium, Clopidol không phải kê đơn theo quy định mới.

Đưa hơi thở cuộc sống vào pháp luật thú y

Phát biểu kết luận, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long cho biết, tọa đàm thu hút sự tham gia của khoảng 500 điểm cầu cùng khoảng 2.000 cá nhân, tổ chức tham gia trực tuyến. “Đây là sự kiện tuyên truyền chính sách đầu tiên Cục Thú y phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam, nhưng đã đón nhận sự quan tâm từ đông đảo mọi người”, ông Long chia sẻ.

Qua không gian của tọa đàm, Cục trưởng hy vọng đại diện các địa phương, doanh nghiệp, HTX, người dân sẽ hiểu chắc, nắm rõ về việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật trong khuôn khổ lĩnh vực thú y.

Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long phát biểu kết luận tọa đàm.

Hơn 4 tiếng tọa đàm, theo ông Long, là chưa thể đủ để phổ biến hết những nội dung, cũng như trả lời hết các thắc mắc. Ông nói: “Chắc chắn còn nhiều vấn đề phát sinh, chưa có trong quy định pháp luật thú y. Chúng tôi mong muốn tiếp tục đón nhận những phản hồi, đồng thời cam kết rà soát, bổ sung sao cho phù hợp với thực tiễn, tạo môi trường thông thoáng cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đang chỉ đạo các cấp, các ngành của cả trung ương lẫn địa phương tăng cường cải cách thủ tục hành chính. Theo định hướng này, Cục Thú y đã thay đổi cách tiếp cận, tuyên truyền pháp luật theo hướng tăng cường trực tuyến, sử dụng môi trường mạng để thông tin rộng rãi tới các đối tượng. “Cục Thú y mong muốn đưa pháp luật thú y vào cuộc sống, nhưng cũng đồng thời mong đưa hơi thở cuộc sống vào pháp luật nhiều hơn”, ông Long nhấn mạnh.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top