Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 20 tháng 6 năm 2023 | 9:47

Gieo mầm bên bãi bồi sông Lam

Từ mô hình dâu tây có tiếng tại xã Hưng Thông (Hưng Nguyên), chị Vũ Thị Chinh đã ngược dòng Lam, tìm về xứ Lường (Đô Lương - Nghệ An) để “đeo đuổi” ước mơ của mình - trồng rau, củ, quả sạch, góp phần thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ phát triển.

Nắm bắt xu thế

Những năm gần đây, tại Nghệ An, xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, có bước phát triển mạnh mẽ và đạt được kết quả đáng ghi nhận về năng suất, sản lượng, đa dạng sản phẩm...

Và không đâu xa, trên mảnh đất Trung Sơn (Đô Lương), có HTX nông nghiệp công nghệ cao Nắng và Gió đang đi theo hướng như vậy.

Mùi hơi đất ngai ngái bốc lên sau cơn mưa rào chớp nhoáng, lân la hỏi người dân quanh vùng về HTX nông nghiệp công nghệ cao Nắng và Gió tại xóm 2 do chị Vũ Thị Chinh làm chủ, thì được chỉ dẫn tận tình.

Gia đình chị Chinh  đầu tư trồng rau, củ, quả sạch bên bãi bồi sông Lam.

Bên dòng sông Lam, trên diện tích 11,6ha, gia đình chị Chinh phủ kín màu xanh của rau, đậu các loại.

Bằng tư duy nhạy bén, nhận định đúng đắn, chị thấy nông nghiệp quê mình có rất nhiều tiềm năng, cơ hội để vươn mình. Sau những tháng ngày ấp ủ, cuối cùng chị quyết định đầu tư trồng rau, củ quả sạch để cung ứng ra thị trường và liên kết với những đơn vị có tiếng: Winmart, BigC... Quá trình gieo mầm trên bãi bồi sông Lam bắt đầu từ đây.

Tuy nhiên, gia đình chị bắt tay vào làm mô hình rau sạch đúng thời điểm dịch Covid-19 bùng phát nên gặp rất nhiều khó khăn.

Thị trường tiềm năng

Được sự ủng hộ của chính quyền, gia đình chị Chinh thành lập HTX nông nghiệp công nghệ cao Nắng và Gió, bước đầu mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho gia đình, giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương...

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Kinh tế nông thôn, chị Chinh cho biết: Trước đây, vùng đất này bà con canh tác chủ yếu là rau màu theo hướng truyền thống, dù đạt năng suất cao nhưng giá bán thấp, trừ chi phí thậm chí không còn lãi. Sau thời gian trăn trở, chị bắt đầu đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình sản xuất rau sạch an toàn trong và ngoài địa phương, với mong muốn tìm hướng đi mới, đạt hiệu quả cao hơn, đem lại phần lợi nhuận xứng đáng với công sức của người nông dân bỏ ra.

Một số hình ảnh tại HTX nông nghiệp công nghệ cao Nắng và Gió.

Ngoài học hỏi kinh nghiệm của các mô hình đi trước, chị còn tham gia những lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc rau quả an toàn. Sau đó, mạnh dạn chuyển đổi từ trồng rau truyền thống sang hướng canh tác an toàn với việc xây dựng nhà lưới, sử dụng phân hữu cơ…

Tuy rằng vấp phải những khó khăn như: Vốn bỏ ra đầu tư nhiều, giá bán các loại rau, củ, quả an toàn buộc phải nhỉnh hơn, nên khó tiếp cận thị trường, rồi thiên tai, dịch bệnh. Thời gian đầu lỗ nhiều, nhưng gia đình vẫn quyết tâm thực hiện, trên hết là sức trẻ, chính sức trẻ đã thôi thúc chị phải làm bằng được!

Trên những bãi bồi, lớp lớp nương ngô mọc lên xanh rì, sinh kế của bà con cũng từ những bãi bồi này mà nên. Tại đây, gia đình chị tập trung cải tạo đất trồng và thử nghiệm nhiều loại rau màu có nguồn gốc từ Đà Lạt.  Để đa dạng hóa nông sản cung cấp ra thị trường, người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn. Với tâm huyết của mình, rau, củ, quả trong vườn của chị được nhiều người lựa chọn và tin dùng. Ngoài ra, chị còn kí kết với các siêu thị để cung ứng thường xuyên các loại rau, củ, quả an toàn với sản lượng và giá thành ổn định.

Mới đặt nền móng và đi những bước đầu tiên, nhưng chị Chinh đã chuẩn bị cho con đường dài và chắc chắn. Bằng nhiệt huyết, chị quyết tâm “gây dựng” mô hình nông nghiệp an toàn, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình, cho mọi người xung quanh. Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những thực phẩm nhiều dinh dưỡng, canh tác an toàn, không sử dụng thuốc hóa học.

Thời gian tới, gia đình chị Chinh còn muốn biến bãi bồi nơi đây trở thành vựa rau vừa an toàn, vừa sạch đẹp, để cho mọi người có thể học hỏi, thay đổi tư duy về kinh tế nông nghiệp, từ đó nâng cao thu nhập.

Bên cạnh đó, chị mở rộng thêm mô hình trồng dâu tây, trồng thêm hoa Cát Tường, và là cũng nơi để học sinh dã ngoại, trải nghiệm thực tế…

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top