Sáng ngày 12/4, HLV – TT Thanh Hoá đã tổ chức Hội nghị tập huấn truyền thông về cấp mã số vùng trồng, nhằm thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, hướng đến nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghệp cho các hội viên.
Toàn cảnh Hội nghị tập huấn truyền thông về cấp mã vùng trồng.
Tham gia Hội nghị lần này với hơn 100 đại biểu, hội viên Hội Làm vườn và Trang trại đến từ 27 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Đây là các chủ trang trại có quy mô lớn, đang áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất và mang lại giá trị cao, có nhu cầu tạo ra được các sản phẩm hàng hóa lớn và cần được chứng nhận về sản xuất theo tiêu chuẩn GAP cũng như cần được cấp Mã số vùng trồng. Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, có truy xuất nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, để hàng hóa được cấp phép tiêu thụ trên thị trường nội địa có thương hiệu và hướng đến xuất khẩu.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tập huấn.
Tại Hội nghị, Thạc sỹ Đỗ Văn Dũng, Trưởng Trạm Kiểm dịch thực vật nội địa – Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hoá chia sẻ về tình hình về sản xuất nghiệp trong và tỉnh để các hội viên tham gia hiểu rõ tầm quan trọng về cấp mã vùng trồng trong nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng nhằm hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường và giá trị các sản phẩm.
Bên cạnh đó, giới thiệu, hướng dẫn đến các đại biểu, hội viên về quy định, điều kiện được cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói theo tiêu chuẩn TCCS 774:2020/BVTV, quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng; quy trình thiết lập và giám sát cơ sở đóng gói; các quy định chung về Kiểm dịch thực vật và kiểm soát an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu... Đồng thời, chia sẻ những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện để các hội viên tìm ra hướng khắc phục và phát triển sản xuất ổn định, bền vững.
Đại biểu Hội Làm vườn và Trang trại huyện Đông Sơn tham gia ý kiến trong Hội nghị tập huấn.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, ông Võ Duy Sang, Chủ tịch HLV -TT Thanh Hoá nhấn mạnh, trên toàn tỉnh Thanh Hóa đến nay có hơn 1.500 trang trại, đây là những trang trại có quy mô sản xuất hàng hóa đủ lớn, muốn tạo ra sản phẩm có thương hiệu. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng trang trại được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và được cấp Mã số vùng trồng là rất ít.
Xuất phát từ tình hình thực tế như trên, HLV - TT Thanh Hóa đã đấu nối, phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa và Cty CP Công nông nghiệp Tiến Nông để tổchức Hội nghị tập huấn cho các chủ trang trại hiểu rõ và nâng cao nhận thức về sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, điều kiện về truy xuất nguồn gốc đến từng vùng trồng (mã số vùng trồng) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất, kết nối sản phẩm đủ điều kiện chất lượng, mẫu mã đẹp và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đại biểu và hội viên tham quan thực tế Mô hình trang trại sinh thái hữu cơ kết hợp trồng cây và chăn nuôi tại thị xã Bỉm Sơn.
Thông qua Hội nghị tập huấn, HLV -TT Thanh Hoá phát động, triển khai Kế hoạch, Thể lệ và công bố các Quyết định thành lập BTC, BGK, Tổ Thư ký tổ chức 2 cuộc thi: “Nhận thức kết hợp tuyên truyền về môi trường” và “Vườn đẹp, Trang trại kiểu mẫu” năm 2024 đến các đại biểu và hội viên tham gia.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.