Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 9 tháng 6 năm 2024 | 16:22

Nhộn nhịp Lễ hội sông nước miệt vườn Kế Sách

Trong các ngày 9 và 10/6 (nhằm ngày mùng 4 và mùng 5/5 âm lịch), tại cồn Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ (Kế Sách - Sóc Trăng), diễn ra Lễ hội sông nước miệt vườn, nhằm tôn vinh người làm vườn Nam Bộ và trái cây miệt vườn như: Cam sành Ba Trinh, mít nghệ An Mỹ, bưởi da xanh Kế An, bưởi Năm Roi Kế Thành, chôm chôm Phong Nẫm, măng cụt An Lạc Tây...

Ông Hứa Văn Lến (người dân địa phương) cho biết: Đã nhiều năm nay, vào dịp Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch), hàng chục ngàn du khách trong và ngoài tỉnh đổ về cồn Mỹ Phước tham gia Lễ hội sông nước miệt vườn để tham quan, trải nghiệm, thưởng thức các loại trái cây, các loại bánh dân gian Nam Bộ và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí...

Các gian hàng trưng bày tại Lễ hội sông nước miệt vườn.

Theo giới thiệu, cồn Mỹ Phước nằm gần cuối hạ lưu sông Hậu, trải dài dài theo hướng Tây -  Bắc và Đông - Nam, giữa hai bờ của hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, cách Biển Đông khoảng 45km. Từ trên cao nhìn xuống, cồn Mỹ Phước có hình bầu dục, hai đầu thu hẹp lại, ở giữa phình to, có chiều dài khoảng 5km, chiều ngang nơi rộng nhất 600m, diện tích tự nhiên khoảng 1.020ha.

Tương truyền, công Mỹ Phước được hình thành khoảng giữa thế kỷ XIX, theo quy luật bồi lắng của phù sa tại các cửa sông đổ ra Biển Đông. Thời Pháp, chúng đặt tên là cồn Công Điền, thời Mỹ -  Ngụy, cồn được đổi tên thành cồn Quốc gia (sau sự kiện Nguyễn Văn Thiệu đáp máy bay xuống tham quan cồn).

Du khách đến cồn bằng nhiều đường như theo đường đường Nam sông Hậu từ TP.Cần Thơ xuống; hoặc Quốc lộ 1A  đến TP.Sóc Trăng rẽ sang Quốc lộ 60 đi về hướng thị trấn Đại Ngãi (huyện Long Phú) rồi đi theo đường Nam sông Hậu theo hướng Sóc Trăng-Cần Thơ; hoặc đi đường thuỷ bằng tàu cao tốc, từ Cần Thơ xuôi dòng sông Hậu về cầu phía cửa biển Trần Đề...

Du khách tham quan vườn cây ở huyện Kế Sách.

Huyện Kế Sách là thủ phủ cây ăn trái của tỉnh Sóc Trăng với diện tích lên đến 18.000ha, có nhiều loại trái cây đặc sản như sầu riêng, vú sữa, xoài, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, mít, cam, măng cụt, chôm chôm, nhãn, mận.... Vào dịp tết Đoan ngọ (mùng 5/5 âm lịch), vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện bước vào giai đoạn thu hoạch rộ. Để giới thiệu đến người dân trong và ngoài tỉnh những loại trái cây đặc sản của huyện, nhiều năm qua, vào dịp mùng 5/5 âm lịch, huyện tổ chức Lễ hội sông nước miệt vườn tại cồn Mỹ Phước. Lễ hội đã thu hút hàng chục ngàn lượt du khách đến tham quan, vui chơi, giải trí, qua đó đã tạo nên nét đặc trưng của huyện Kế Sách trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Ông Cao Minh Thơm, Phó Chủ tịch UBND huyện Kế Sách, cho biết: Trong Lễ hội sông nước miệt vườn năm 2024, mỗi địa phương có 1 gian hàng trưng bày các loại trái cây đặc trưng như: bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, mít, vú sữa, sầu riêng, măng cụt, nhãn Edor, thanh nhãn, xoài các loại, chôm chôm..., chiếm 80% gian hàng trưng bày; còn lại sẽ trưng bày các loại cây, trái, củ (lạ, lớn, hiếm) và các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc sắc của địa phương.

Ngoài việc trưng bày trái cây, các địa phương còn dự thi Hội thi trái cây ngon. Đây là hoạt động quảng bá, giới thiệu đến du khách các loại trái cây của huyện Kế Sách đang trồng, cũng là dịp để các nhà vườn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất.

Tại lễ hội, phần hội thi được các địa phương trên địa bàn huyện nhiệt tình hưởng ứng, tham gia đó là Hội thi ẩm thực, có 13/13 xã, thị trấn tham gia thi, với nhiều món ăn hấp dẫn, đặc trưng của địa phương. Đến đây, du khách được tham gia các trò chơi vui tươi, lành mạnh như: bịt mắt bắt vịt, đi cầu khỉ ném bóng vào rổ, sút bóng vào cầu môn. Đặc biệt là đối với du khách yêu thích trồng cây ăn trái, được tham dự Hội thảo Sản xuất cây ăn trái theo hướng hữu cơ, nhằm giúp nhà vườn tiếp cận với các kỹ thuật mới trong sản xuất cây ăn trái, chăm sóc và bảo vệ cây ăn trái.

Theo ông Cao Minh Thơm, Lễ hội sông nước miệt vườn cồn Mỹ Phước mùng 5/5 âm lịch là hoạt động văn hóa thường xuyên hằng năm của huyện, nhằm quảng bá du lịch miệt vườn cồn Mỹ Phước. Thông qua đó, giới thiệu về các loại trái cây đặc sản của vùng nước ngọt, các món ăn ngon của vùng sông nước và di tích thắng cảnh cồn Mỹ Phước đã được tỉnh công nhận năm 2007. Ngoài ra, cũng trong lễ hội này, huyện còn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các trò chơi cho du khách đến tham quan, vui chơi giải trí và dùng các món ngon tại lễ hội. Cùng với đó, huyện mong muốn quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch sinh thái miệt vườn của huyện đến các nhà đầu tư.

 

Cao Xuân Lương
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top