Năm 2024 là nước năm nước rút để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ VIII và kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Làm vườn Việt Nam vào đầu năm 2026. Phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, Hội Làm vườn Việt Nam sẽ tích cực triển khai kế hoạch, nội dung hoạt động năm 2024.
Đó là nhấn mạnh của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Quốc Doanh, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam tại Hội nghị Ban chấp hành lần 5, khóa VII do Hội Làm vườn Việt Nam tổ chức sáng nay (23/4) tại Hà Nội.
Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam – Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Quốc Doanh phát biểu tại Hội nghị Ban chấp hành lần 5, khóa VII.
Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội
Trình bày báo cáo tổng kết công tác Hội năm 2023, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Làm vườn Việt Nam – Tiến sỹ Phan Huy Thông cho biết, năm 2023 với những thuận lợi về tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới từng bước phục hồi, sản xuất, thương mại khẩu nông sản, nhất là xuất khẩu một số sản phẩm như: lúa gạo, sầu riêng, hồ tiêu, cà phê… có giá bán và khối lượng xuất khẩu tăng cao, giúp nâng cao thu nhập cho người sản xuất và hội viên. Đồng thời tạo động lực để người dân tích cực tìm hiểu, mạnh dạn đầu tư ứng dụng KHCN, thông tin về thị trường, liên kết theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế tạo cơ hội để Hội Làm vườn các cấp phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động.
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị trực của Bộ luôn quan tâm, hỗ trợ phát triển Hội, cụ thể Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và Chủ tịch Hội đã ký Nghị quyết liên tịch số 06/NQLT-BNNPTNT-HLV về việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ công tác giai đoạn 2023-2030 giữa Ngành Nông nghiệp và PTNT và hệ thống Hội Làm vườn Việt Nam trong cả nước.
Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm khuyến khích, thúc đẩy ứng dụng KHCN, chuyển đổi số trong nông nghiệp, phát triển nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái, bền vững, tích hợp đa giá trị, liên kết chuỗi giá trị và xây dựng nông thôn mới… tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức của Hội đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm đáp ứng thiết thực hơn nhu cầu của sản xuất và hội viên.
Sự quan tâm, phối hợp, giúp đỡ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam và các ban, ngành, Hội, hiệp hội, kể cả ở Trung ương và địa phương… tiếp tục phát huy, tạo điều kiện đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Làm vườn Việt Nam – Tiến sỹ Phan Huy Thông trình bày báo cáo tổng kết công tác Hội năm 2023.
Về công tác kiện toàn, phát triển tổ chức Hội, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo chủ chốt Hội được kiện toàn, bổ sung kể cả ở Trung ương và địa phương, tăng cường năng lực và kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, điều hành hoạt động Hội.
Một số tỉnh, thành phố tiếp tục quan tâm, hỗ trợ hoạt động của các Hội thành viên, nhiều Hội thành viên đều được bố trí địa điểm làm việc; có 14 Hội thành viên cấp tỉnh được giao từ 1- 7 biên chế và kinh phí hoạt động; có 7 Hội thành viên được phụ cấp lãnh đạo và giao kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đặt hàng…
Bên cạnh đó, công nghệ thông tin (Tạp chí Kinh tế nông thôn in, điện tử, Website, e-mail, Zalo, Zoom…) tiếp tục được áp dụng rộng rãi giúp kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cấp hội và hội viên trong cả nước nhanh, kịp thời, hiệu quả, góp phần thu hút nhiều người quan tâm đến nghề làm vườn.
Thi đua làm vườn giỏi, tập trung xây dựng vườn mẫu, vườn công nghệ cao, VAC sinh thái tích hợp đa giá trị
Bên cạnh những thuận lợi trong công tác Hội, Hội Làm vườn các địa phương cũng tích cực triển khai phong trào thi đua “Làm vườn giỏi”. Hội Làm vườn Hà Giang thực hiện tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên cải tạo vườn tạp thực hiện “Kế hoạch cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2020 – 2025 của tỉnh. Năm 2023, vận động 65 hội viên cải tạo vườn tạp, phấn đấu 2.510 hộ đạt danh hiệu Hộ làm vườn giỏi.
Hội Làm vườn TP.Hải Phòng vận động, hỗ trợ hội viên tiếp tục cải tạo, nâng cấp 235ha vườn tạp, 4.224ha ao hồ để nâng cao hiệu quả kinh tế; Hội Làm vườn và Thủy sản Trà Vinh hỗ trợ kỹ thuật cải tạo 165ha vườn tạp, trồng mới 903ha cây ăn quả; Hội Làm vườn Phú Yên tham gia cùng các đơn vị trong tỉnh tư vấn, hỗ trợ nông dân tiếp tục cải tạo 14 nghìn hecta vườn tạp…
Năm 2023, các Hội thành viên chủ trì, phối hợp xây dựng hàng 139 mô hình kinh tế vườn và VAC theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, áp dụng TBKT, công nghệ mới, hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Các cấp Hội đã ưu tiên đưa vào mô hình các giống mới, cây giống chất lượng tốt, các công nghệ cao … áp dụng tại các mô hình; Hội Làm vườn Thái Nguyên có sáng kiến xây dựng mô hình vườn cho người nghèo, gia đình chính sách…
Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Chủ tịch Lê Quốc Doanh cho biết, phong trào xây dựng mô hình vườn mẫu (vườn kiểu mẫu) gắn với xây dựng NTM kiểu mẫu tiếp tục được nhiều cấp Hội đẩy mạnh. Cụ thể,Văn phòng Hội với sự hỗ trợ kinh phí của FAO, phối hợp với Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc tổ chức đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình 5 vườn mẫu tại Khu di tích Bộ Nông nghiệp và PTNT tại huyện Yên Sơn, Tuyên Quang.
Năm 2023 , Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức cuộc thi “Vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu lần thứ 2 tỉnh Thanh Hóa”, rất thành công, tạo động lực khuyến khích, động viên lan toả trong thực tiễn.
Tỉnh Nghệ An hiện có 323 vườn đã được cấp giấy chứng nhận vườn chuẩn; tỉnh giao Hội Làm vườn phối hợp với các đơn vị trong tỉnh tiếp tục triển khai kế hoạch xây dựng vườn chuẩn giai đoạn 2021-2025;
Hội Làm vườn TP. Hải Phòng đang xây dựng 20 vườn mẫu cấp thành phố; tỉnh Quảng Bình xây dựng 02 mô hình vườn mẫu và 02 trang trại sản xuất giỏi với tổng kinh phí hỗ trợ 80 triệu đồng, ngoài ra các Hội cấp huyện xây dựng được tổng số 17 vườn mẫu; Hội Làm vườn Hà Giang chỉ đạo 11/11 hội cấp huyện xây dựng 225 vườn mẫu…
Nhiều địa phương đang phát triển các mô hình: VAC nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ số, VAC sinh thái kết hợp du lịch, giải trí đào tạo trải nghiệm, mô hình vườn đô thị có hiệu quả kinh tế và sinh thái cao.
Một số đơn vị trực thuộc Hội có các hoạt động đóng góp cho sản xuất bền vững như Trung tâm Dạy nghề và Chuyển giao CN VACVINA đã khảo sát, tư vấn chứng nhận VietGAP cho 5 cơ sở nuôi thủy sản; Trung tâm Vị Nông triển khai dự án ứng dụng công nghệ Biogas Đa năng Vị Nông trong xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ, chất thải hữu cơ nông nghiệp do UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt, từ 2020 đến nay đã xây dựng được 33 hầm/ tổng thể tích 347 m3. (Mô hình này đã được Cục Chăn nuôi công nhận TBKT; Cục Sở hữu trí tuệ đang thẩm định để cấp 2 Bằng sáng chế,cải tiến kỹ thuật).
Nước rút thực hiện những nội dung trọng tâm
Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam – Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Hồng nêu một số đề xuất tại Hội nghị.
Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam – Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Hồng nhấn mạnh, trong thời gian tới, Hội sẽ tập trung giới thiệu, làm cầu nối, cung cấp thông tin và hướng dẫn, phát triển các chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nghề làm vườn trên cơ sở liên kết giữa hội viên với nhau và giữa hội viên với các doanh nghiệp. Phối hợp với các doanh nghiệp và địa phương xây dựng và phát triển một số cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm nghề làm vườn được chứng nhận đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm tại một số thành phố lớn.
Kiến nghị tại Hội nghị, Phó chủ tịch Nguyễn Xuân Hồng đề xuất, để có ngày “Làm vườn Việt Nam” và theo Quyết định 687-TTg, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai xây dựng chương trình “Mỗi xã một mô hình kinh tế tuần hoàn”, Hội đề xuất được tham gia cùng Bộ. Với những đề xuất này, có mặt tại Hội nghị, Phó Vụ trưởng Vụ kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và PTNT) Trần Gia Long cũng đã tiếp thu ý kiến và sẽ trình Bộ xem xét.
Phó Vụ trưởng Vụ kế hoạch Trần Gia Long đề nghị Hội tham gia, tham vấn xây dựng, đề xuất các chính sách để tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn, kinh tế vườn, VAC, VACR...
Phó Vụ trưởng Vụ kế hoạch Trần Gia Long cho hay, trong bối cảnh mới nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh tích hợp đa giá trị, Bộ và Hội sẽ chỉ đạo triển khai thực hiện bám theo Nghị quyết liên tịch 06/NQLT-BNNPTNT-HLV. Đồng thời, đề nghị Hội tham gia, tham vấn xây dựng, đề xuất các chính sách để tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn, kinh tế vườn, VAC, VACR…
Các đại biểu tham dự hội nghị đã biểu quyết miễn nhiệm 02 Ủy viên Ban chấp hành có đơn xin nghỉ vì lý do cá nhân; bầu bổ sung 6 Ủy viên Ban chấp hành. |
Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch Lê Quốc Doanh cho biết, phát huy kết quả đạt được trong thời gian qua, Hội Làm vườn Việt Nam vừa tích cực triển khai kế hoạch, nội dung hoạt động năm 2024, vừa nước rút để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ VIII và kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Làm vườn Việt Nam vào đầu năm 2026.
Trong đó, đặc biệt chú trọng thúc đẩy phát triển liên kết chuỗi sản phẩm nghề làm vườn. Tích cực vận động các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nghề làm vườn, các hợp tác xã, tổ hợp tác… tham gia Hội.
"Các cấp Hội tiếp tục triển khai phong trào thi đua giai đoạn 2022-2025 với chủ đề “Tăng cường đoàn kết, hợp tác, năng động để phát triển kinh tế VAC chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững, góp phần thưc hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân hạnh phúc”, lập thành tích chào mừng Đại hội nhiệm kỳ VIII và Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Hội (1986 – 2026)", Chủ tịch Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.
Đồng thời, để động viên, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế VAC giỏi, Hội Làm vườn Việt Nam dự kiến phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Tổ chức, Cục KTHT và PTNT, các Cục chuyên ngành khác...) xây dựng và trình Bộ ban hành tiêu chí "Nghệ nhân làm vườn" hoặc "Người làm vườn giỏi" và hướng dẫn thực hiện nhằm xét chọn và tôn vinh kịp thời những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong phát triển kinh tế VAC...
Đến tháng 4/2024, Hội có tổng số 76 hội viên tổ chức (50 Hội Làm vườn cấp tỉnh + 26 hội viên doanh nghiệp) và 137 hội viên cá nhân (10 người tại Văn phòng Hội + 80 người tại 8 đơn vị trực thuộc + 47 cán bộ quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, chủ trang trại...). Theo số liệu báo cáo của 39/50 Hội Làm vườn cấp tỉnh: có tổng số 249 hội cấp huyện; 2974 hội cấp xã; 8.769 chi hội cơ sở; 80 câu lạc bộ, 1788 hợp tác xã - tổ hợp tác; 193 doanh nghiệp; 146 hội quán; 747.780 hội viên cá nhân. Từ năm 2023 đến nay, Hội kết nạp mới 3 hội viên tổ chức là doanh nghiệp và 14 hội viên cá nhân, trong đó 10 hội viên đang công tác tại Bộ Nông nghiệp và PTNT. Các Hội thành viên cấp tỉnh kết nạp 102 hội viên tổ chức và 12.592 hội viên cá nhân./. |
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.