Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 7 tháng 9 năm 2023 | 11:30

HLV tỉnh Nghệ An: Tập trung xây dựng đội ngũ “giảng viên” nông dân chuyên sâu nghề vườn

Nâng cao vai trò của tổ chức Hội, xây dựng đội ngũ hội viên đủ năng lực, có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu nghề vườn, nhiệt tình, có đủ điều kiện, trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ; xây dựng các mô hình kinh tế, cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân... là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm mà Hội Làm vườn (HLV) tỉnh Nghệ An đặt ra trong thời gian tới.

Lan tỏa phong trào cải tạo vườn tạp

Nhờ sự hoạt động tích cực của HLV các cấp, phong trào cải tạo vườn tạp xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới (NTM) ở Nghệ An được hội viên, nông dân hưởng ứng tích cực; số lượng vườn chuẩn NTM, các mô hình kinh tế vườn tăng lên đáng kể. Hiện nay, Nghệ An có 819 vườn chuẩn đã và đang hoàn thiện để cấp Giấy chứng nhận, đến thời điểm này có 323 vườn được cấp Giấy chứng nhận vườn chuẩn, các huyện thị, thành phố có vườn được cấp Giấy chứng nhận nhiều là Thanh Chương, Anh Sơn, Diễn Châu, TP. Vinh, Hưng Nguyên,… Trong đó, có 2 hộ ở xã Mường Noọc (huyện Quế Phong) đã cải tạo vườn tạp, xây dựng đạt vườn chuẩn NTM.

Chủ tịch HLV tỉnh Nghệ An Nguyễn Thế Thắng (áo kẻ) trực tiếp hướng dẫn bà con nông dân cải tạo vườn tạp.

Chủ tịch HLV tỉnh Nghệ An Nguyễn Thế Thắng cho biết: Hội được giao nhiệm vụ vận động hội viên các cấp tập trung cải tạo vườn tạp kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Chúng tôi đã tổ chức cho hội viên đăng ký, chủ động đến từng hộ hướng dẫn cách quy hoạch lại vườn, xóa bỏ những cây không có giá trị kinh tế. Huy động hội viên giúp đỡ ngày công cho các hộ khó khăn về nhân lực.

Với mục tiêu vườn đẹp và đạt hiệu quả kinh tế cao, Hội đã tư vấn cho hội viên phát triển các loại cây ăn quả cho thu nhập ổn định như: Ổi, bưởi da xanh, cam, dưa lưới… Đặc biệt, các xã đã huy động lực lượng giúp đỡ các hộ đăng ký diện tích vườn tạp để cải tạo, ưu tiên hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách. Điều đáng mừng là, đa số hội viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cải tạo vườn tạp để nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho gia đình nên tích cực hưởng ứng.

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Trung Chính (xã Minh Châu, huyện Diễn Châu),  hội viên được cấp ủy, chính quyền địa phương và HLV tỉnh lựa chọn giúp đỡ cải tạo vườn tạp. Với diện tích gần 500m2, gia đình ông đã được được HLV tỉnh hỗ trợ cây giống và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, cách bố trí, quy hoạch lại vườn sao cho hiệu quả, đem lại giá trị kinh tế cao.

 Khu vườn 500m2 của gia đình ông Nguyễn Trung Chính, xã Minh Châu, huyện Diễn Châu cho thu nhập

30 - 40 triệu/năm.

Ông Chính chia sẻ: “Trước đây, gia đình  trồng nhiều loại cây ăn quả và rau xanh, nhưng do không có kiến thức và không được quy hoạch bài bản nên thu nhập không cao. Được sự vận động của HLV và các cấp, ngành, gia đình mạnh dạn đăng ký cải tạo vườn tạp và được giúp vẽ sơ đồ quy hoạch lại vườn, hỗ trợ về vốn, kỹ thuật. Tôi cũng cố gắng học hỏi thêm kinh nghiệm ở các nơi khác và tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để có thêm kiến thức về tăng gia sản xuất do HLV tổ chức”.

Được  biết, ông Chính đã nhiều lần tham dự các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật do HLV tỉnh tổ chức tại địa phương. Nhờ đó, ông có kiến thức cải tạo vườn tạp, kiến thiết lại vườn để thâm canh trồng mít Thái, bưởi da xanh và các loại rau. Đến nay, sản xuất kinh tế vườn đã được 3 năm, trừ chi phí, gia đình ông thu lãi khoảng 30 - 40 triệu đồng/năm.

Ông Nguyễn Thế Thắng đánh giá, phong trào cải tạo vườn tạp thành vườn có giá trị kinh tế là chủ trương lớn, trong đó nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế vườn là nội dung cốt lõi của phong trào “Xây dựng vườn chuẩn NTM” hàng năm do Hội phát động. Đây cũng là tiêu chí quan trọng mang tính bền vững của Chương trình xây dựng NTM, được cán bộ, hội viên hưởng ứng. Để phát huy hiệu quả việc cải tạo, chuyển đổi vườn hộ, vườn tạp theo mô hình vườn - ao - chuồng, Hội đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Hội Nông dân, các đoàn thể chính trị - xã hội tuyên truyền đến 100% hội viên. Năm nay, Hội tiếp tục tập trung vận động các huyện, thành phố tăng số lượng hộ hội viên đăng ký cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, nhất là các huyện miền núi.

Xây dựng hội viên thành những chuyên gia

Trong 6 tháng đầu năm 2023, HLV tỉnh Nghệ An đã tổ chức được 323 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 18.990 lượt người tham gia. Tại các lớp tập huấn, học viên được trang bị kỹ thuật cần thiết trong trồng cây ăn quả, hướng dẫn cách thức phát triển kinh tế VAC, xây dựng mô hình kinh tế vườn, trang trại, gia trại, gắn với xây dựng NTM và mục tiêu xây dựng vườn mẫu, phát triển VAC theo hướng nông nghiệp hữu cơ.

Tuy nhiên, không phải hình thức tập huấn nào cũng đem lại hiệu quả như mong muốn. Việc lựa chọn hình thức tập huấn rất quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của lớp tập huấn. Vì vậy, để tìm ra hình thức tập huấn phù hợp là yêu cầu hàng đầu của việc chuyển giao kỹ thuật cho người dân.

Tại Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2023, ông Nguyễn Thế Thắng chia sẻ, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân là việc làm thiết thực để nâng cao hiệu quả sản xuất của người dân. Để việc tập huấn có hiệu quả, cần phải xây dựng đội ngũ hội viên đủ năng lực, trình độ và những người có kinh nghiệm chuyên sâu nghề vườn, nhiệt tình, có đủ điều kiện, trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ. Họ không chỉ là những tấm gương hội viên sản xuất kinh doanh giỏi, tiên phong mở hướng làm ăn, đánh thức tiềm năng, lợi thế của địa phương, góp phần quan trọng hình thành nên các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh mà còn là chuyên gia,  “giảng viên” trong công tác dạy nghề, chuyển giao kiến thức trong sản xuất nông nghiệp cho người dân.

Ông Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An, cho rằng: Bên cạnh thuận lợi, vẫn còn không ít khó khăn do trình độ năng lực của “chuyên gia nông dân” còn hạn chế. Phần lớn họ chỉ có kinh nghiệm thực tế, mô hình thành công tại địa phương nhưng do chưa qua đào tạo chuyên môn sâu nên khi hướng dẫn, tập huấn cho bà con nông dân còn lúng túng. Các “chuyên gia nông dân” hầu hết chưa có bằng cấp chuyên môn, thiếu các thông tin của các chương trình, dự án đang triển khai ở địa phương. Điều kiện tập huấn nâng cao chuyên môn giảng dạy cho nông dân còn hạn chế...

Để xây dựng được đội ngũ hội viên trở thành những chuyên gia, “giảng viên” nông dân, ông Linh đề xuất: Cần tiếp tục khuyến khích, quan tâm và nhân rộng mô hình tập huấn, mở các lớp đào tạo, xây dựng những kênh thông tin giúp “giảng viên” nông dân tiếp cận các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn... Sở sẽ đồng hành, hỗ trợ HLV trong công tác đào tạo, tiếp cận, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cho hội viên.

Việc xây dựng đội ngũ hội viên trở thành chuyên gia, “giảng viên” không phải là việc một sớm một chiều mà có thể hoàn chỉnh, chuẩn hóa giáo trình đồng bộ... Do đó, cần có cách tiếp cận từng bước, linh hoạt, tùy theo điều kiện, năng lực sẵn có và nhu cầu của từng hội viên…

 

Ngọc Lan
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Trước tình hình nắng nóng kéo dài, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Định đã chủ động hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ và chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm.

  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Để khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.

  • Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Anh Phạm Minh Biên (36 tuổi, ngụ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) sưu tầm nhiều giống gà, vịt “độc, lạ” như gà sư tử Ba Lan, gà Serama, vịt gọi… mang về nhân giống bán, cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.

Top