Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 11 tháng 10 năm 2024  
Thứ hai, ngày 19 tháng 9 năm 2022 | 15:3

Kinh tế xanh: Động lực tăng trưởng mới của hoạt động xuất nhập khẩu

Chiến lược xuất nhập khẩu mới không khuyến khích phát triển các mặt hàng thâm dụng tài nguyên, ô nhiễm môi trường; chú trọng đầu tư cho các sản phẩm thân thiện môi trường và kinh tế xanh.

Chiến lược xuất nhập khẩu đến 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt nêu rõ: Không khuyến khích phát triển sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng tài nguyên, ô nhiễm môi trường… song chú trọng đầu tư, phát triển xuất khẩu các sản phẩm thân thiện môi trường và kinh tế xanh.

Đây là thông tin được đại diện Bộ Công Thương đưa ra tại Hội thảo: “Định hình triển khai Chiến lược xuất khẩu quốc gia Việt Nam,” do Dự án hỗ trợ kỹ thuật Chính sách thương mại và xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam (Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ), tổ chức ngày 19/9, tại Hà Nội.

 

 

Hạn chế các mặt hàng thâm dụng tài nguyên

Đánh giá 10 năm thực thi Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá giai đoạn 2011-2020, theo đại diện Bộ Công Thương, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng, đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước.

Cụ thể, trong thời kỳ 2011-2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 2,7 lần, từ 203,6 tỷ USD năm 2011 tăng lên 545,3 tỷ USD năm 2020.

Về quy mô xuất khẩu, nếu như năm 2011, Việt Nam ở vị trí thứ 41 thì đến năm 2015 đã vươn lên vị trí thứ 32 và đến năm 2020 ở vị trí thứ 22. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu năm 2020 Việt Nam đã vươn lên vị trí 19 thế giới so với vị trí 33 của năm 2011 và từ năm 2016 đến nay, cán cân thương mại luôn ở vị thế xuất siêu.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này dù tăng trưởng xuất khẩu cao nhưng chưa bền vững khi cơ cấu thị trường xuất khẩu, nhập khẩu còn chậm chuyển dịch, cán cân thương mại song phương với một số thị trường lớn chưa hợp lý. Nền kinh tế chưa khai thác hết lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao.

Vì vậy, Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt đã quán triệt chủ trương, đường lối phát triển kinh tế-xã hội đã quan tâm đến những xu hướng mới trong kinh tế-thương mại quốc tế như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn…

Bà Nguyễn Thuý Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương), Giám đốc dự án Swicss Trade, cho biết Bộ Công Thương cũng xác định tăng trưởng xanh và phát triển kinh tế xanh là một trong những động lực tăng trưởng mới của ngành công thương trong thời gian tới.

Do đó, để cụ thể hóa cũng như xanh hóa các lĩnh vực thuộc ngành công thương, các định hướng chính là chú trọng tập trung các mô hình tăng trưởng xanh, phát triển công nghiệp sinh thái, tập trung phát triển năng lương tái tạo, ưu tiên phát triển các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

“Phát triển xuất khẩu là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; đảm bảo phát triển xuất nhập khẩu bền vững với cơ cấu cân đối, hài hòa, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu,” bà Nguyễn Thúy Hiền nói.

Trong khi đó, để lồng ghép các mục tiêu tăng trưởng xanh cùng với thực hiện các cam kết thương mại quốc tế, theo Phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng phải bám sát vào chức năng của các chính sách thương mại.

Cụ thể hơn, chính sách phải nhắm tới mặt hàng và thị trường làm sao để thúc đẩy thị trường, mở rộng và xâm nhập thị trường, cùng đó là tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhở và vừa, hỗ trợ các ngành mới đặc biệt là các ngành kinh tế xanh, tăng trưởng xanh.

Cùng đó, cơ quan chức năng cũng cần rà soát lại các mặt hàng, bởi các thị trường như EU… đang đi rất nhanh trong việc chuyển đổi xanh. Các chính sách cần thích ứng với các xu hướng mới đồng thời mở rộng thị trường, tạo động lực phát triển các sản phẩm xanh, qua đó hỗ trợ thị trường và đầu tư cho công nghiệp mới nhằm đáp ứng cho yêu cầu chuyển đổi xanh.

Cho rằng, không chỉ vấn đề của nguồn lực và thương mại mà ở Việt Nam việc thiết kế là yếu tố rất quan trọng để thực hiện kinh tế xanh và tăng trưởng xanh, theo vị chuyên gia này, thiết kế ở đây không chỉ thiết kế sản phẩm và quy trình mà là quy hoạch lại các ngành, các vùng làm sao để thực hiện kinh tế tuần hoàn. 

“Phải liên kết nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, nhà tư vấn, nhà khoa học và ngân hàng mới huy động được lực lượng tổng hợp,” tiến sỹ Bùi Quang Tuấn nhấn mạnh.

Đẩy mạnh chuyển đổi số

Hiện nay, chuyển đổi số là một yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy trao đổi thương mại giữa các quốc gia. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 cũng là cơ hội để đẩy nhanh việc chuyển đổi số, phát huy những ưu việt của kinh tế hiện đại.

Với thực tế Việt Nam, tiến sỹ Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương), cho rằng để thực hiện được chuyển đổi số, Chính phủ cần tạo ra thể chế, chính sách để nền kinh tế có môi trường hoạt động.

Nhấn mạnh yếu tố thị trường là động lực cho phát triển, ông khuyến nghị Chính phủ cần tạo ra thị trường cho kinh tế số phát triển và thông qua cạnh tranh để tạo ra các doanh nghiệp vững mạnh, làm ăn tốt và từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển.

Chuyên gia này lưu ý các doanh nghiệp phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm và nhu cầu thị trường đồng thời tập trung đầu tư cho các yếu tố như mạng thông tin, phần mềm, thiết bị... nhằm tạo ra động lực cho phát triển cũng như đẩy mạnh đào tạo nhân lực kỹ thuật số (cả về ngoại ngữ và tin học) để nắm bắt được xu thế phát triển của thế giới.

 

Kinh te xanh: Dong luc tang truong moi cua hoat dong xuat nhap khau hinh anh 2

Các diễn giả trao đổi tại Hội thảo.

 

Còn theo bà Sibylle Bachmann, Phó Trưởng Ban hợp tác của SECO, người tiêu dùng thế giới có xu hướng tiêu dùng sản phẩm xanh hơn và bền vững hơn, do vậy doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng việc này để tập trung sản xuất các sản phẩm xanh, ít tạo ra phát thải cacbon.

Từ kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển tài chính xanh, trái phiếu xanh… bà lưu ý các doanh nghiệp Việt cần hướng tới xu hướng toàn cầu cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Theo Vietnam+

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Nâng mức cho vay phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

    Nâng mức cho vay phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

    Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.

  • Quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà con vùng bị ảnh hưởng mưa lũ ở Yên Bái

    Quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà con vùng bị ảnh hưởng mưa lũ ở Yên Bái

    Quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà còn vùng bị ảnh hưởng mưa lũ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho khách hàng bị thiệt hại do thiên tai sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống là mục tiêu hàng đầu của lãnh đạo tỉnh Yên Bái.

  • Ấm lòng cán bộ Sen hồng

    Ấm lòng cán bộ Sen hồng

    Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), các tỉnh, thành phố phía Bắc bị thiệt hại nặng nề. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động NHCSXH đã và đang dốc lòng, dồn sức cùng chung tay khắc phục hậu quả của bão lũ, chia sẻ, ủng hộ Nhân dân vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra.

  • Câu chuyện XD NTM ở vùng đất khó Mường Lát

    Câu chuyện XD NTM ở vùng đất khó Mường Lát

    Sau năm 1996, huyện Mường Lát được tách khỏi huyện Quan Hóa, đây là một huyện xa nhất của tỉnh Thanh Hóa, đường xá giao thông cực kỳ khó khăn, quy mô nền kinh tế gần như không có gì. Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Mường Lát đang trên đường xây dựng nông thôn mới (NTM) trong bối cảnh cũng cực kỳ khó khăn hơn so với các địa phương khác trong tỉnh.

  • Hà Tĩnh tập trung cao nhất cho mục tiêu hoàn thành các tiêu chí tỉnh nông thôn mới

    Hà Tĩnh tập trung cao nhất cho mục tiêu hoàn thành các tiêu chí tỉnh nông thôn mới

    Năm 2024, mục tiêu của Hà Tĩnh là được Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), làm tiền đề tổng kết đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí Đề án thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM vào năm 2025.

  • Dấu ấn nông thôn Hà Nội

    Dấu ấn nông thôn Hà Nội

    Tôi sinh ra ở nơi giáp Thủ đô không thể gần hơn và chỉ mới chứng kiến Hà Nội “thay da đổi thịt” gần 30 năm. Nhưng, ấn tượng trong tôi về Hà Nội thực sự thay đổi từng ngày.

Top