Lâu nay, làng rau Thuận Nghĩa thuộc thị trấn Phú phong, huyện Tây Sơn (Bình Định) hình thành hơn chục năm nay, được công nhận là rau VietGAP. Với thương hiệu “Lá lành”, sản phẩm của làng rau này mở ra triển vọng giúp người trồng tăng hiệu quả kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường tại địa phương…
Bà Nguyễn Thị Bé, một người làm vườn lâu năm sống tại tổ 1 khối Thuận Nghĩa cho biết: Nhờ đất đai màu mỡ nên bà con nông dân ở đây luân canh sản xuất các loại rau như hành, dưa leo, khổ qua, xà lách… hàng ngày cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hàng chục tạ rau xanh. Tuy nhiên, trước đây, việc sản xuất rau của bà con vẫn theo phương thức truyền thống, bón phân và phòng trừ sâu bệnh chưa đúng cách, khiến cho dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất trên cây rau vượt quá mức cho phép, ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe của người trồng rau cũng như người tiêu dùng.
Làng rau Thuận Nghĩa
Nhằm giúp nông dân Thuận Nghĩa thay đổi ý thức trong sản xuất rau, tạo ra sản phẩm rau an toàn cho người sử dụng, tháng 9/2010, dự án Sinh kế nông thôn tỉnh đã xây dựng mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP rất hiệu quả. “Tôi thuê 2 sào đất (1 sào/500m2) trồng các loại rau như rau cải cúc, cải xanh, cải cây, hành củ. Nhờ được các cán bộ hướng dẫn nhiều mô hình kỹ thuật về chăm sóc và bảo quản cách trồng rau sạch hiệu quả nên năng suất cao”, bà Bé chia sẻ.
Thông qua các lớp tập huấn và thực hành kỹ thuật trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, đa số người trồng rau ở Thuận Nghĩa từng bước thay đổi cách chăm sóc rau xanh lâu nay. Theo chị Nguyễn Thị Kim Nhung, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng rau vừa giúp bảo vệ sức khỏe của con người và môi trường sống, vừa giúp tăng năng suất cây trồng. “Tôi có 1,5 sào đất vườn trồng cải cúc, cải xanh, tầm 25 ngày là thu hoạch; tùy theo thời tiết, mỗi sào cho năng suất tầm khoảng 700-1.200 bó. Sau khi trừ hết các chi phí như phân bón, giống cây..., mỗi 1 sào thu về tầm khoảng 12- 15 triệu đồng”, chị Nhung cho biết.
Trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP
Ông Quách Văn Cầu, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Thuận Nghĩa chia sẻ: Được chính quyền địa phương quan tâm triển khai nhiều hoạt động cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng, điện, đường... HTX đã vận động bà con tham gia các lớp tập huấn, tạo mọi điều kiện tốt nhất để người dân sản xuất, có lợi nhuận kinh tế ổn định. Mỗi năm HTX cung ứng khoảng 70 - 80 tấn rau cho các siêu thị lớn nhỏ trong tỉnh. Ngoài ra, chúng tôi luôn vận động, xây dựng nếp sống văn minh văn hóa, cùng nhau đoàn kết để phát triển làng rau Thuận Nghĩa trở thành điểm du lịch kết hợp sản phẩm nông nghiệp.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.