Từ kinh nghiệm học từ người quen, đầu tư nuôi 12 lồng cá, gia đình anh Hồ Văn Phúc ở xã Hồng Thái (A Lưới, Thừa Thiên - Huế) có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Năm 2018, anh Hồ Văn Phúc, Trưởng thôn A Đâng (xã Hồng Thái) bắt đầu nuôi cá lồng ở hồ thủy điện A Sáp. Gia đình đầu tư hơn 10 triệu đồng làm 2 lồng sắt và thả nuôi khoảng 1.000 con cá trắm cỏ, lóc, trê...
“Trước đây, gia đình chủ yếu mưu sinh bằng nuôi bò. Thấy tận dụng được diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện nên tôi chuyển sang nuôi cá. Lúc đầu, chưa có kinh nghiệm, tôi nuôi theo kiểu mò mẫm. Sau thời gian theo dõi, tôi cũng nắm được tập tính, thức ăn và bệnh tật của các loại cá. Đến nay, tôi có 12 lồng, nuôi chủ yếu cá rô, cá trắm cỏ”, anh Phúc chia sẻ.
Ngoài thức ăn công nghiệp phụ trợ và cỏ tự nhiên hàng ngày tự đi cắt, anh còn trồng thêm 1ha cỏ để làm thức ăn cho cá.
Với 12 lồng cá nuôi đang mang lại thu nhập cho gia đình anh Hồ Văn Phúc hàng trăm triệu đồng/năm.
Hàng ngày, vợ chồng anh Phúc bán lẻ cá rô phi theo nhu cầu đặt hàng của khách trên facebook. Với 2 lồng cá trê, cứ 3 tháng gối đầu, gia đình anh thu hoạch, nuôi lại lứa mới nhằm tránh rủi ro và quay vòng vốn nhanh. Giá bán 50.000-90.000 đồng/kg, tùy loại cá, anh thường xuyên nhận đặt hàng từ các xã A Roàng, Hương Lâm, A Ngo, thị trấn A Lưới...
Anh Phúc cho biết, gia đình thường thu hoạch cá lồng đại trà vào dịp Tết Nguyên đán. Đến nay, cá trắm đạt trọng lượng 1,5-3kg, có nhiều thương lái đã đến đặt mua. Nếu thời tiết thuận lợi, dịp Tết năm nay, với 5 lồng cá trắm sẽ mang lại cho gia đình anh khoảng 50 triệu đồng/lồng.
Theo tính toán của anh Phúc, trừ chi phí, bình quân mỗi năm, lợi nhuận mang lại từ nuôi cá lồng khoảng 150-200 triệu đồng. Nhờ nuôi cá lồng, anh đã mua sắm được phương tiện đi lại, vật dụng phục vụ sinh hoạt cho gia đình.
“Thời gian tới, tôi định đầu tư thêm lồng nuôi cá chạch, cá lấu - những loại cá có giá trị cao trên thị trường, để tăng thu nhập cho gia đình”, anh Phúc cho biết.
Ông Lê Văn Lành, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái, cho hay: Anh Phúc là một trong số ít người kiên trì và thành công với mô hình nuôi cá lồng ở lòng hồ thủy điện A Sáp. Địa phương đang phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan xem xét để nhân rộng mô hình này.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.