Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 16 tháng 10 năm 2022 | 14:33

Người tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ

Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ.

 

Nắm bắt được xu hướng này, ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm, đã trực tiếp xây dựng mô hình chăn nuôi, trồng trọt và hỗ trợ đầu vào, quy trình kỹ thuật và bao tiêu đầu ra giúp nông dân, tất cả tạo thành chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn.

Đại gia phân bón rẽ ngang sang nông nghiệp hữu cơ

Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) thành lập năm 2001, tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Quế Lâm. Lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất phân bón (NPK, hữu cơ, các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp) và sản xuất, chế biến các loại nông sản hữu cơ.

Sau 20 năm miệt mài với nông nghiệp hữu cơ, với ngọn lửa từ người đứng đầu - Chủ tịch Tập đoàn Quế Lâm Nguyễn Hồng Lam, Quế Lâm đã xây dựng được hệ sinh thái nông nghiệp tuần hoàn gắn kết giữa trồng trọt và chăn nuôi.

Hệ sinh thái đó bao gồm 14 đơn vị thành viên hoạt động xuyên suốt chiều dài đất nước, sang cả Campuchia và Lào, với 8 nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, hàng nghìn mô hình liên kết với nông dân các tỉnh, thành và đặc biệt là tổ hợp 4F ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, tổ hợp 4F đầu tiên ở Việt Nam.

Khi được hỏi cơ duyên nào đưa ông từ đại gia ngành phân bón rẽ ngang sang chăn nuôi lợn, trồng lúa, ông Lam chia sẻ: “Nhiều nông dân Việt Nam rất khổ. Chi phí sản xuất cao, trong khi giá bán trồi sụt, mạnh ai nấy làm. Do không làm bài bản nên người nông dân không thể làm giàu được. Tôi nhìn thấy điều này và quyết tâm đi vào lĩnh vực chăn nuôi theo cách làm mới, hướng mới. Đó là xây dựng chuỗi từ thức ăn, giống, quy trình chăn nuôi an toàn sinh học bằng công nghệ vi sinh, không bỏ đi thứ gì, tiết kiệm tối đa.

Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch Tập đoàn Quế Lâm.

Ví dụ chăn nuôi không mùi hôi, không nước thải, không có dịch bệnh. Đây là chăn nuôi an toàn sinh học bằng công nghệ vi sinh, bảo vệ sức khoẻ, người nông dân cũng không còn tâm lý hoang mang lo sợ về dịch bệnh, rủi ro. Trong chuỗi này, doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt 100%, đầu tư đầu vào, cung cấp quy trình, thu mua đầu ra. Hộ nông dân chăn nuôi với Quế Lâm không lo lắng gì cả, tuyệt đối an toàn về thị trường, dịch bệnh”.

Quan trọng hơn, bằng sự bền bỉ, kiên định trong hành trình làm nông nghiệp hữu cơ, Tập đoàn Quế Lâm muốn góp phần thay đổi nhận thức, tư duy của nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý đối với lĩnh vực này.

Theo đó, đích đến cuối cùng của Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Hồng Lam là chia sẻ kinh nghiệm, liên kết mở rộng phạm vi hoạt động, hợp tác cùng phát triển và chuyển giao những mô hình hiệu quả về nông nghiệp hữu cơ của Quế Lâm cho các thành phần khác trong xã hội. Từ đó lan tỏa và thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh - sạch - an toàn - bền vững, nền nông nghiệp có trách nhiệm với môi trường và sức khỏe cộng đồng, nền nông nghiệp chia sẻ, không ai bị bỏ lại phía sau...

Cần xây dựng lòng tin cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho thấy, năm 2021, diện tích đất nông nghiệp hữu Việt Nam đạt trên 174.000ha, tăng 47% so với năm 2016, đứng thứ 9/10 nước có diện tích đất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất châu Á. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đạt 335 triệu USD/năm, xuất khẩu tới 180 nước trên thế giới, hơn 17.000 nhà sản xuất, 555 nhà chế biến, 60 nhà xuất khẩu nông nghiệp hữu cơ…

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, tuy nhiên, chặng đường phát triển nông nghiệp hữu cơ phía trước còn vô vàn khó khăn, thách thức, nhất là vấn đề thương mại sản phẩm như: Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong nước chưa thực sự phát triển, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn; người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ…

Trước thực trạng trên, ông Lam cho rằng, để người tiêu dùng tin tưởng vào sản phẩm hữu cơ, trước tiên phải xây dựng các mô hình sản xuất hữu cơ và chứng minh được hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường, đảm bảo lợi ích trực tiếp của người nông dân. Từ đó nông dân thấy hiệu quả và tự họ thay đổi.

Xây dựng lòng tin là nói đi đôi với làm, đặc biệt là với nông dân, lấy thực tiễn để chứng minh hiệu quả. Tập đoàn Quế Lâm xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt và hỗ trợ đầu vào, quy trình kỹ thuật và bao tiêu đầu ra giúp nông dân, tất cả tạo thành chuỗi nông nghiệp tuần hoàn không bỏ đi bất cứ thứ gì.

Sau đó là doanh nghiệp phải xây dựng lòng tin với người tiêu dùng bằng chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

“Chỉ có quy trình đạt chuẩn, sản phẩm đạt chuẩn mới có thể đảm bảo đầu ra cho người nông dân và thể hiện trách nhiệm với người tiêu dùng”,  ông Lam nói.

Kết nối cộng đồng để thực hiện sứ mệnh nông nghiệp tuần hoàn

Để lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa giá trị mà nông nghiệp hữu cơ mang lại, suốt một thời gian dài, doanh nhân Nguyễn Hồng Lam đã đồng hành cùng nông dân, chuyên gia và khách hàng xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.

Từ đó, mọi vấn đề về chăn nuôi, như phân bón đến trồng trọt và chăn nuôi theo chuỗi kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, những mô hình của Quế Lâm ngày càng gây được tiếng vang lớn và lan tỏa sâu rộng trong cả nước. Nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương và bà con nông dân cũng tích cực liên kết, hợp tác với Tập đoàn Quế Lâm để sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tạo ra chuỗi sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Ngày 19/12/2021, Đại hội thành lập Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra tại Hà Nội. Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Quế Lâm được bầu làm Chủ tịch Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam nhiệm kỳ thứ nhất.

Ông Lam khẳng định, Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam ra đời với sứ mệnh tập hợp, đoàn kết các tổ chức và cá nhân tự nguyện hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp tuần hoàn. Hỗ trợ, thu hút khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nhân, các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, chế biến, thu gom tái chế, kinh doanh dịch vụ, xuất - nhập khẩu và sử dụng sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn theo quy định của pháp luật.

Là cầu nối để các bên tham gia sâu rộng hơn vào quá trình chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp kiểu truyền thống sang nông nghiệp tuần hoàn, thuận tự nhiên, khép kín, sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu tái chế, vừa gia tăng giá trị sản phẩm, đảm bảo lợi ích kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

Là doanh nghiệp hạt nhân, vận động và bảo trợ thành lập Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam, ônh Nguyễn Hồng Lam kỳ vọng, với định hướng đúng đắn, bằng năng lực và khát vọng mạnh mẽ về một nền nông nghiệp tuần hoàn, Hội nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam sẽ góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII về xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top