Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 20 tháng 4 năm 2023 | 16:10

Những con số đáng báo động khi xuất khẩu thuỷ sản giảm sâu

Quý đầu năm, tình hình sản xuất - xuất khẩu thuỷ sản vẫn tiếp tục trầm lắng do lạm phát khiến nhu cầu nhập khẩu giảm và chi phí đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu tăng cao.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản quý I đạt 1,8 tỉ USD, giảm 28% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, các nhóm thủy sản chủ lực như cá tra, tôm, cá ngừ giảm 30-37%; cua ghẹ và các loại hải sản khác là 2-42%.

Xuất khẩu thuỷ sản giảm sâu trong quý I/2023. Ảnh: Vasep

Trong số thị trường xuất khẩu chính, Mỹ ghi nhận mức sụt nhiều nhất, trên 50% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 284 triệu USD. Tiếp đến là Australia với 65 triệu USD, giảm 30% so với cùng kỳ 2022.

Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cũng chỉ đạt 279 triệu USD, thấp hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan cũng lần lượt giảm nhập 7-17%. Đây là con số đáng báo động với ngành thủy sản khi các thị trường chính đồng loạt giảm sâu dù doanh nghiệp nỗ lực duy trì sản xuất và tiết giảm chi phí.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngành này đang đối diện với nhiều khó khăn khi lạm phát toàn cầu tăng, cầu giảm tác động xấu đến sản xuất trong nước.

Đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp giảm 20-50%, tồn kho tăng. Kéo theo đó, sản xuất nguyên liệu thủy sản trong nước bị chững lại, ngư dân và doanh nghiệp đều thiếu vốn để duy trì nuôi trồng, khai thác và chế biến.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - nêu ra lý do khiến xuất khẩu thủy sản "buồn bã" quý đầu năm. Đó là câu chuyện về thức ăn nuôi thủy sản.

Hiện nay, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản tăng cao kỷ lục và không ổn định, dẫn đến giá thành sản xuất thức ăn thủy sản và sản phẩm thủy sản đều cao.

Ngành nuôi trồng thủy sản đang loay hoay với bài toán giá thành và năng lực cạnh tranh. Cụ thể như giá nguyên liệu tôm của Việt Nam đang cao hơn 20-30% so với giá tôm cùng loại của Ấn độ và Ecuador. Trong đó, chi phí cho thức ăn chăn nuôi là một chi phí đầu vào có tính chi phối đối với giá thành sản phẩm thủy sản nuôi.

Thực tế hiện nay, khô đậu tương là mặt hàng nguyên liệu chính, chiếm 80-90% giá thành thức ăn nuôi thủy sản và thức ăn chăn nuôi.

Do vậy, ngày 15/3/2023, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã gửi công văn số 24 tới Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu khô đậu tương từ mức 2% về mức 0%.

Điều này giúp các doanh nghiệp trong ngành mạnh dạn đầu tư sản xuất, tiếp tục củng cố vị thế của Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới, đồng thời góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo laodong.vn

 

Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

Top