Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 22 tháng 1 năm 2023 | 10:15

Nuôi chim cút siêu trứng: Hướng đi mới thu tiền tỷ

Xã Đam B’ri (Bảo Lộc - Lâm Đồng) vốn xanh ngắt những vườn dâu, những đồi cà phê bát ngát. Giữa vùng đất chuyên trồng trọt ấy, đã có thêm mô hình chăn nuôi hiệu quả, cho thu nhập cao - Nuôi chim cút siêu trứng.

Gia đình ông Nguyễn Văn Lâm (thôn 4) vốn gắn bó với cây dâu, cây cà phê và một số cây ăn trái. Nhưng với giá cà phê bấp bênh, ông Lâm quyết chuyển hướng đi mới, chăn nuôi giống vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao tại địa phương. Đó là cút siêu trứng, giống chuyên cho trứng với tỉ lệ cao, được thị trường ưa chuộng.

Đưa khách tới thăm nhà nuôi cút không quá rộng, ông Lâm giới thiệu, chỉ cần hơn 100m2, ông đang nuôi 12 ngàn cút mái đang kì đẻ trứng. Ông còn một nhà tương tự, với quy mô 20 ngàn cút siêu trứng.

Điều khá đặc biệt là, chuồng cút được ông Lâm làm tới 6 tầng. 

Chuồng cút có thể tự đóng hoặc thuê đóng dễ dàng, giá rẻ. Nhà nuôi phải đảm bảo thoáng gió, có nhiều ô cửa thoáng để hạ nhiệt khi trời nắng nóng và bóng điện thắp sáng khi trời lạnh. Chuồng cút phải dọn hàng ngày, đảm bảo cút được sống trong môi trường vệ sinh sạch sẽ, tránh bệnh đường ruột rất dễ khiến cút chết. Ông Lâm làm hệ thống nước uống tự động để đảm bảo cút có đủ nước uống; đồng thời không có nước thừa, nước lưu cữu lâu ngày.

Theo ông Lâm, cút mái hình thể khá nhỏ, diện tích cần rất ít. Điều quan trọng là giữa các tầng chuồng cần có lưới cũng như sàn để ngăn phân, chất thải của cút là đạt yêu cầu.

Sau nhiều năm nuôi cút siêu trứng, ông Lâm chia sẻ, cút là giống gia cầm rất dễ nuôi. Chỉ cần mua cút giống được cung ứng sẵn về chăm sóc, sau 45 - 50 ngày là cút bắt đầu sinh sản. Vì là cút siêu trứng nên tỉ lệ đẻ rất cao, một cút mái có thể sinh sản liên tục 300 ngày.

Ông Lâm nhận xét: Với 32 ngàn cút mái, tôi có thể thu tới 25 ngàn trứng/ngày, sáng nào cũng nhặt trứng để cung cấp cho thương lái. Trứng được xếp vào rổ, lượng trứng đã được xác định, đúng cân nặng, thương lái chỉ cần đếm rổ trả tiền.

 Sau chu kì đẻ trứng 9 - 10 tháng, khi cút mái già, tỉ lệ đẻ trứng thấp có thể bán thịt. Phân cút có thể bón cho vườn cà phê, vườn bơ hoặc bán cho các nông hộ làm phân bón hữu cơ, rất tốt cho đất.

Ông Nhâm Đức Phong, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Đam B’ri chia sẻ,với trang trại nuôi chim cút đẻ trứng, cựu chiến binh Nguyễn Văn Lâm có thu nhập xấp xỉ 1 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 2-3 lao động địa phương. Đồng thời, ông Lâm còn hăng hái tham gia các hoạt động của Hội, của cộng đồng thôn 4 cũng như của xã Đam B’ri, đóng góp cùng bà con xây dựng Đam B’ri trở thành xã nông thôn mới.

 

 

Diệp Quỳnh
Ý kiến bạn đọc
  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top