Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 16 tháng 12 năm 2022 | 16:6

Quảng Ngãi đẩy mạnh phát triển kinh tế VAC theo chiều sâu

Những năm qua, hoạt động của các cấp Hội làm vườn ở Quảng Ngãi đã có sự chuyển biến tích cực, phong trào phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang trại được đẩy mạnh, quy mô được mở rộng, thu nhập ngày càng cao…

Đẩy mạnh xây dựng tổ chức

Hội Làm vườn tỉnh Quảng Ngãi xác định nhiệm vụ chính là phổ biến tiến bộ kỹ thuật, tuyên truyền giúp hội viên và nông dân phát triển VAC, kinh tế trang trại, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở địa phương, xóa đói giảm nghèo; tham gia tích cực vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM...

Nhiều hội viên và nông dân Quảng Ngãi đã cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả mang lại nguồn thu đáng kể.

Sau Đại hội  nhiệm kỳ 2015-2022, việc củng cố tổ chức Hội, phát triển hội viên được coi là nhiệm vụ trọng tâm, tổ chức bộ máy từ tỉnh xuống huyện có bước chuyển tích cực. Thường trực Tỉnh Hội luôn đặt công tác xây dựng Hội là nhiệm vụ hàng đầu, đã triển khai hiệu quả Nghị quyết đại hội, đồng thời quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh đến các cấp Hội.

Nhiệm kỳ qua, các Huyện Hội đã tiến hành củng cố tổ chức như huyện Sơn Tịnh đã tổ chức thành công Đại hội đại hội hết nhiệm kỳ IV và bầu BCH nhiệm kỳ V (2018-2023), là huyện duy nhất trong tỉnh Quảng Ngãi duy trì cán bộ chuyên trách công tác Hội ở Huyện hội. Đồng thời, Huyện Hội hướng dẫn các chi hội cơ sở tổ chức đại hội, đã phát triển thêm 150 hội viên mới sau khi 11 chi hội của huyện chuyển sát nhập về thành phố Quảng Ngãi, đồng thời xem xét tách một số chi hội lớn thành các chi hội phù hợp với thực tế để tiện sinh hoạt cho hội viên. Đến nay, toàn bộ các xã trên địa bàn huyện Sơn Tịnh đều có Hội Làm vườn xã và một số xã tổ chức Chi hội thôn; các chi hội đều duy trì và hoạt động tốt, làm nòng cốt cho việc phát triển kinh tế VAC, kinh tế nông thôn gắn với việc xây dựng nông thôn mới (NTM).

Huyện Hội Bình Sơn đã tổ chức thành công đại hội hết nhiệm kỳ V, kiện toàn BCH Huyện hội và Chi hội cơ sở, hoạt động của Chi hội gắn với Hội Nông dân các cấp trong việc phát triển kinh tế, góp phần xây dựng NTM, phong trào hội viên sản xuất kinh doanh giỏi được các cấp Hội quan tâm…

Những năm qua, Hội Làm vườn tỉnh Quảng Ngãi luôn coi trọng công tác củng cố tổ chức. Hội đã chỉ đạo các địa phương xem xét lại số hội viên; tính đến năm 2020, Hội Làm vườn có 6.530 hội viên được cấp thẻ sinh hoạt tại 72 Chi hội cơ sở, tăng 150 hội viên (ở huyện hội Sơn Tịnh) so với nhiệm kỳ trước. Tuy vậy, chất lượng hoạt động của các Chi hội cơ sở chưa đồng đều.

Nhiều mô hình cho hiệu quả cao

Phương châm hoạt động của Hội là lấy hội viên làm nòng cốt trong việc tuyên truyền phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang trại bằng các giải pháp phát triển và nhân rộng các mô hình có hiệu quả, từ đó phổ biến, nhân rộng.

Ngoài các mô hình do Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh đầu tư theo chương trình dự án, trong 5 năm qua, mặc dù nguồn vốn rất khó khăn, Tỉnh Hội đã tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Hội Làm vườn Việt Nam và các đơn vị, tập trung vào các mô hình như: trồng, thâm canh 6ha cỏ voi VA06 tại Bình Sơn, Sơn Tịnh. Qua 5 năm, mô hình phát triển tốt, Tỉnh Hội đã tổng kết và phổ biến cho hội viên, nông dân dân nhằm nhân rộng mô hình.

Đến nay, ở 2 huyện trên, mô hình trồng cỏ đã phát triển ra khắp các địa phương, góp phần tạo nguồn thức ăn chủ động cho đàn bò phát triển, quy mô đàn bò của từng hộ cũng tăng.  Từ mô hình này, nhiều hội viên còn cung cấp hàng trăm tấn giống cỏ cho các địa phương khác trong tỉnh, và đây được coi là mô hình có hiệu quả nhất do Hội Làm vườn tạo ra. Ngoài ra, Tỉnh Hội còn hỗ trợ xây dựng mô hình trồng, chăm sóc 25ha keo lai giâm hom tại Bình Sơn, Minh Long, hiện phát triển khá tốt, đã đến kỳ thu hoạch, đạt giá trị kinh tế cao.

Ban chấp hành Hội Làm vườn tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2022-2027. 

Hàng năm, các Huyện Hội ở Quảng Ngãi đã phối hợp với Trạm Khuyến nông (Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp) đầu tư thực hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế vườn như: Sơn Tịnh đầu tư mô hình trồng cây ăn quả từ mắt ghép đầu dòng tại Hà Lâm (Tịnh Hà), quy mô 2,8ha, trong đó, sầu riêng hạt lép 1,3ha;  chôm chôm, thanh long ruột đỏ 1,5ha. Trong chăn nuôi, đã đưa vào nuôi mô hình lợn nái sinh sản, lợn thịt cho 20 trang trại...

Trên địa bàn các huyện khác, thông qua Trạm Khuyến nông huyện, đã phát triển nhiều mô hình con nuôi đặc sản như lợn rừng, nhông, nhím... Trong nuôi trồng thủy sản, đã xuất hiện nhiều mô hình do nông dân tự đầu tư như cá bớp, cá chình... mang lại hiệu quả cao.

Bên cạnh xây dựng mô hình, Tỉnh Hội đã phối hợp với Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi khuyến cáo hội viên và nông dân đưa vào trồng các loại giống cây ăn quả có chất lượng, các loại giống cây mới như: chùm ngây, là cây rau sạch có giá trị dinh dưỡng cao; cây vối làm nước uống... Đồng thời, cung cấp mỗi năm  hàng chục ngàn cây giống cây ăn quả các loại cho hội viên trên địa bàn tỉnh.

Phát triển kinh tế trang trại, VAC theo chiều sâu

Mặc dù trong những năm qua, những người làm vườn gặp không ít khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm bùng phát ở nhiều nơi làm thiệt hại cho người sản xuất, có nhiều bất lợi, nhưng với sự lỗ lực của hội viên và nông dân trong tỉnh,  kinh tế VAC, KTTT trên địa bàn tỉnh vẫn có những khởi sắc.

Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, nhiều hội viên và nông dân đã xây dựng lại tường rào cổng ngõ, cải tạo vườn tạp, quy hoạch lại vườn phù hợp. Huyện Nghĩa Hành cải tạo trên 95% diện tích vườn, đã trồng hơn 100ha cây ăn quả (chôm chôm, sầu riêng, bưởi, thanh long...), trong đó, xã Hành Minh phát triển trên 20ha cây ăn quả, mang lại nguồn thu đáng kể cho hội viên.

Huyện có phong trào cải tạo vườn khá tốt là huyện Sơn Tịnh, đến nay, 90% diện tích vườn trên địa bàn huyện được cải tạo, đưa nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế vào sản xuất, mang lại thu nhập cao cho hội viên. Nhiều gương điển hình, có  thu nhập cao từ VAC như hộ ông Nguyễn Đạt ở xã Hành Minh, hộ ông Võ Duy Chính ở xã Hành Nhân, hộ ông Nguyễn Một ở xã Hành Tín Đông, hộ ông Nguyễn Tấn Đức ở xã Tịnh Đông, hộ ông Trương Quang Tín ở xã Tịnh Giang, hộ ông Trần Ngọc Phong ở xã Tịnh Hiệp, hộ ông Thanh Anh ở xã Tịnh Bắc... phát triển cây ăn quả, nuôi bò vỗ béo, gà thả vườn…, thu nhập hàng năm trên trăm triệu đồng/hộ.

Có thể chưa thống kê đầy đủ, nhưng đã xuất hiện ngày càng nhiều hộ cải tạo vườn phát triển VAC mang lại thu nhập cao. Đặc biệt là, hội viên ở huyện Nghĩa Hành đã có nhiều sản phẩm cây ăn quả được cấp Chỉ dẫn địa lý sản phẩm: Chôm chôm, sầu riêng, bưởi da xanh, chuối ngự...

Mô hình chăn nuôi kết hợp với làm hầm biogas tạo chất đốt, cải thiện vệ sinh môi trường cũng được nhiều hội viên quan tâm đầu tư, góp phần tạo ra môi trường xanh - sạch - đẹp.

Cùng với kinh tế VAC, phát triển kinh tế trang trại cũng là nhiệm vụ trong tâm mà các cấp Hội quan tâm tuyên truyền. Tính đến cuối 2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 129 trang trại đạt tiêu chí mới đã được cấp giấy chứng nhận (theo Thông tư số 27 của Bộ Nông nghiệp và PTNT), trong đó nhiều nhất vẫn là trang trại chăn nuôi (88 trại), trang trại tổng hợp (38 trại), còn lại là trang trại lâm sinh. Các trang trại đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại các địa phương, giá trị sản lượng của các trang trại biến động từ 0,5 - 4 tỷ đồng/năm.

Trong thời gian qua, tuy không tăng nhiều về số lượng trang trại nhưng hầu hết các chủ trang trại đều tập trung đầu tư chiều sâu, đầu tư kỹ thuật, bố trí lại cơ cấu cây trồng vật nuôi, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế… Ngoài trang trại có quy mô lớn, thu nhập cao, các trang trại, gia trại khác chưa đạt tiêu chí cũng đang tiếp tục đầu tư chiều sâu...

Nhìn chung, trong 5 năm qua, hoạt động của các cấp Hội Làm vườn ở Quảng Ngãi đã có sự chuyển biến tích cực, phong trào phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang trại trên địa bàn được đẩy mạnh, quy mô trang trại đang được mở rộng, thu nhập của trang trại ngày càng cao, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Tuy nhiên, phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang trại còn nhiều hạn chế, mới dừng lại ở số lượng, hiệu quả của một số trang trại còn thấp, cần sớm được gỡ khó để phát triển xứng tầm với tiềm năng, lợi thế của địa phương.Ban chấp hành Hội Làm vườn tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2022-2027.

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top