Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 12 tháng 10 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 5 tháng 11 năm 2023 | 9:0

Sử dụng phân hữu cơ để trả lại hữu cơ cho đất

Thực tế cho thấy, phần lớn diện tích đất trồng cà phê lâu năm của nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã bị nén, dẽ, dẫn đến nước chảy tràn, ngày càng xói mòn, rửa trôi, đất bị đóng váng sau mỗi trận mưa, mất đi độ thoáng khí, khả năng giữ nước và hoạt động sinh học của đất.

Có nhiều nguyên nhân gây ra sự thoái hóa, kém màu mỡ của đất; trong đó, một trong những nguyên nhân chính là việc nhiều năm qua nông dân chỉ bón phân vô cơ, thường xuyên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học diệt trừ sâu bệnh định kỳ.

Bên cạnh đó, do chưa nhận thức được tầm quan trọng của thảm phủ thực vật trong vườn cây ở việc thúc đẩy sự liên kết và hình thành đất, ngăn chặn xói mòn nên không ít nông dân vẫn dùng thuốc trừ cỏ để diệt cỏ cho nhanh, thậm chí xới xáo sạch sẽ lớp thảm cỏ che phủ đất. Khi thảm phủ thực vật trên vườn bị mất đi, chất hữu cơ và dưỡng chất cần thiết cung cấp cho cây trồng cũng bị rửa trôi, thậm chí còn làm gia tăng các chất độc trong đất.

Việc sử dụng hóa chất một cách tùy tiện trong vườn cây còn có thể gây chua đất, mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, kéo theo sự suy giảm của những chất cần thiết cho quá trình hấp thu của cây. Hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm đất khi tích lũy với mức quá lớn, làm đất mất cơ cấu lý tính, hình thành sự đóng váng sau mưa như đã nói ở trên.

Đất bị đóng váng là một dạng của suy thoái đất trầm trọng, chúng làm kết dính các hạt mịn của bề mặt đất, hạn chế sự di chuyển của nước và không khí, ngăn cản sự thấm nước làm cho cây trồng bị thiếu nước nghiêm trọng vào mùa nắng, cây dễ bị cháy lá, khô cành làm giảm năng suất. Ngoài ra còn làm cho đất bị chua, vi sinh vật yếm khí hoạt động mạnh, xâm nhập vào rễ cây, làm thối rễ, ảnh hưởng lớn đến mức độ hấp thu dinh dưỡng của cây.

Cán bộ Trạm Khuyến nông TP. Buôn Ma Thuột liên kết các đơn vị liên quan hỗ trợ phân hữu cơ bón thí điểm trong vườn sầu riêng tại thôn 3 (xã Hòa Phú).

Để ngăn chặn tình trạng này, nông dân cần thay thế phân hóa học bằng các loại phân hữu cơ. Việc bón phân hữu cơ cho cây, ngoài việc phục hồi dinh dưỡng cho đất còn duy trì cấu trúc đất, tăng cường hoạt động của vi sinh vật đất, làm đất tơi xốp, giúp rễ cây hút dinh dưỡng tốt hơn. Chưa kể tác dụng của chất hữu cơ là nguồn lớn cung cấp CO2 cho cây quang hợp. Chất hữu cơ còn chứa một số chất có hoạt tính sinh học, kích thích sự phát sinh và phát triển của bộ rễ, làm nâng cao tính thẩm thấu của màng tế bào, huy động dinh dưỡng, đồng thời làm tăng tính đệm của đất. Phân hữu cơ có ưu điểm là chứa đầy đủ các nguyên tố đa, trung, vi lượng mà không một loại phân khoáng nào có được.

Để minh chứng về tầm quan trọng của phân hữu cơ đối với cây trồng, chỉ có cách hữu hiệu nhất là để người sản xuất hiểu rõ bản chất vấn đề, tự bón phân hữu cơ trên mảnh vườn của mình, tự đánh giá hiệu quả rõ nhất để duy trì phát triển. Các cơ quan chuyên môn tăng cường tập huấn, hướng dẫn cụ thể cho nông dân về quy trình ủ phân hữu cơ, tạo nguồn phân hữu cơ chất lượng từ phụ phế phẩm sẵn có tại địa phương (vỏ cà phê, bã ngô, cây phân xanh, rơm rạ…) cùng kết hợp các chế phẩm cần thiết liên quan. Các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp cần liên kết hỗ trợ nông dân xây dựng những mô hình sử dụng phân hữu cơ, vi sinh trên một số loại cây trồng chủ lực (cà phê, tiêu, sầu riêng, rau màu…) song song với việc giảm hóa chất, dần hướng đến sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

 

Cẩm Lai/Báo Đắk Lắk
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Ngãi khuyến cáo người dân không trồng cau ồ ạt

    Quảng Ngãi khuyến cáo người dân không trồng cau ồ ạt

    Hiện, đang là thời điểm chính vụ thu hoạch cau và giá cau cao, các thương lái tìm đến tận vườn để thu mua. Với giá bán cau hiện nay dao động ở mức 75-82 nghìn đồng/kg cau cành tươi, nên người trồng cau và các cơ sở sơ chế tại tỉnh Quảng Ngãi rất phấn khởi. Có nguy cơ người dân chạy theo cây cau, ồ ạt trồng mới cau, phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng.

  • Hội nhập từ nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn

    Hội nhập từ nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn

    Xu hướng hội nhập đòi hỏi nông nghiệp ĐBSCL phải có bước chuyển sang nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn, nhằm gia tăng chuỗi giá trị, giảm thiểu tác hại với môi trường.

  • Thúc đẩy chăn nuôi xanh, tăng khả năng cạnh tranh

    Thúc đẩy chăn nuôi xanh, tăng khả năng cạnh tranh

    Để ngành chăn nuôi có thể phát triển bền vững, rất cần thiết lập những chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi chuyển đổi trang trại theo hướng hiện đại hóa. Song song đó là chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu, phát triển, xây dựng chuỗi cung ứng khép kín và đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.

  • Ba doanh nghiệp được sử dụng chỉ dẫn địa lý “Cao Lãnh” cho xoài

    Ba doanh nghiệp được sử dụng chỉ dẫn địa lý “Cao Lãnh” cho xoài

    Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp vừa có thông báo ghi nhận Công ty TNHH Nông Sản Chú Chín, đã được Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý “Cao Lãnh” thẩm định và đủ điều kiện được ghi nhận vào danh sách tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý “Cao Lãnh” cho sản phẩm xoài.

  • Tiềm năng phát triển ngành hồi ở Lào Cai

    Tiềm năng phát triển ngành hồi ở Lào Cai

    Hôm nay (11/10), Hội Nông dân tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức hội thảo “Tiềm năng phát triển ngành hàng hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai” nhằm đánh giá kết quả trồng khảo nghiệm cây Hồi từ năm 2017 đến nay và bàn phương án phát triển bền vững.

  • Sớm hoàn thiện khung pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gen

    Sớm hoàn thiện khung pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gen

    Nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong nước đang kỳ vọng sớm có các quy định rõ ràng hơn đối với cây trồng chỉnh sửa gen để từ đó tiếp tục triển khai kế hoạch nghiên cứu và thương mại hoá sản phẩm này tại thị trường Việt Nam.

Top