Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 1 tháng 12 năm 2023 | 15:2

Thanh Hoá: Thu nhập cao từ mô hình trồng nho kết hợp tham quan trải nghiệm

Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn chuyển đổi đất, đưa cây nho vào trồng thử nghiệm. Bước đầu, các mô hình đều thành công, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Ngoài thu nhập từ sản phẩm người dân còn thêm thu nhập hàng chục triệu đồng/vụ từ khách tham quan trải nghiệm.

Mang lại hiệu quả kinh tế cao

Sau 2 năm mạnh dạn chuyển đổi hàng nghìn m2 đất trồng đào sang thử nghiệm mô hình trồng nho. Anh Hoàng Văn Tuấn (37 tuổi), trú tại xã Xuân Du, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) đã thành công và cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Trước đây, cũng như nhiều hộ dân nơi đây, anh Tuấn đã tích tụ ruộng đất, chuyển đổi hơn 2ha đất để trồng cây đào phai phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thu nhập từ cây đào phai phụ thuộc vào nhiều yếu tố (thời tiết, nhu cầu người chơi,…) không ổn định.

Trồng nho đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho người dân.

Sau khi tham quan học hỏi một số mô hình trồng nho tại Ninh Thuận, anh Tuấn tiếp tục tìm hiểu thêm các mô hình trồng nho khác qua các kênh thông tin đại chúng. Một thời gian sau anh đã quyết định bắt tay vào thực hiện mô hình trồng nho.

Năm 2021, anh quyết định đầu tư gần 2 tỷ đồng để cải tạo đất, đầu tư giàn, mái che, hệ thống tưới tiêu,...mua 1.500 cây nho giống (1000 cây nho sữa của Hàn Quốc và 500 cây nho Kyoho của Nhật Bản) về trồng trên diện tích 7.000m2.

Đến đầu năm 2022, anh bắt đầu xuống giống. Sau thời gian, hai giống nho anh trồng đã cho lứa quả đầu tiên và cho thu nhập hơn 135 triệu đồng, bắt đầu từ lứa thứ 2 sản lượng cao hơn, cho thu nhập gấp đôi. Với hai vụ/năm, anh thu nhập từ 300 – 400 triệu đồng.

Vườn nho hạ đen sắp tới kỳ thu hoạch

Anh Tuấn chia sẻ, sau khi thấy mô hình trồng nho rất hiệu quả, anh đã mở rộng diện tích trồng thêm 1.000 cây, hiện tại mô hình của anh lên đến 2.500 cây nho. Anh dự kiến vụ tới cho thu nhập lên đến 400 – 500 triệu đồng, sau khi thu hoạch anh tiếp tục đầu tư mở rộng thêm 1.000 cây mới...

Theo anh Tuấn, đây là cây trồng có giá trị kinh tế cao, trong quá trình chăm sóc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật cây sẽ cho năng suất và chất lượng tốt. Từ khi xuống giống, tôi dùng toàn bộ bằng phân bón hữu cơ và phân vi sinh vào trong quá trình chăm sóc cho cây, thuốc bảo vệ thực vật dùng những sản phẩm có nguồn gốc sinh học để đảm bảo chất lượng cho quả.

“Sản phẩm nho của anh đã được các công ty về lấy mẫu kiểm tra, đánh giá. Hiện tại, có 2 công ty ký kết thu mua và xuất sang thị trường nước ngoài” – anh Tuấn cho biết thêm.

Ông Trương Văn Cảnh, Chủ tịch UBND xã Xuân Du cho biết, trước đây cây trồng chủ yếu của người dân là cây đào. Tuy nhiên, thu nhập không ổn định, nhiều hộ đã chuyển đổi sang trồng một số cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Mô hình trồng nho của anh Tuấn đây là mô hình đầu tiên của huyện, sau một thời gian triển khai cho thấy đây là loại cây trồng mang lại hiệu quả, có giá trị kinh tế rất cao.

Làm nông nghiệp tuy vất vả nhưng cũng đem lại niềm vui khi nhìn vườn nho trĩu quả. 

“Thời gian tới, xã sẽ có những hỗ trợ để hộ gia đình anh Tuấn xây dựng sản phẩm nho đạt chứng nhận OCOP, để nâng cao giá trị sản phẩm nho. Ngoài ra, xã tiếp tục tích tụ ruộng đất, tạo điều kiện để người dân phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững…” – ông Cảnh cho biết thêm.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng gần chục hộ đầu tư trồng nho ở các huyện: Như Thanh,Thường Xuân, Nông Cống, Triệu Sơn… chủ yếu là các giống nho ngoại, có giá trị kinh tế rất cao. Không chỉ vậy, đây còn là mô hình du lịch nông, thu hút được nhiều khách tham quan trải nghiệm.

Kết hợp du lịch trải nghiệm

Du lịch nông nghiệp là mô hình được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm phát triển và trở thành xu hướng mới trong du lịch và nông nghiệp. Nó không chỉ góp phần đa dạng hóa các hoạt động thương mại, giải quyết các vấn đề đầu ra cho các mặt hàng nông sản, mà còn trực tiếp hỗ trợ tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.

Hàng nghìn gốc nho của gia đình anh Minh chuẩn bị cho thu hoạch.

Hiện, nhiều địa phương trên cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, cũng đã triển khai mô hình nông nghiệp gắn kết du lịch và đã mang lại hiệu quả tích cực, vừa quảng bá, tạo đầu ra tại chỗ cho sản phẩm nông nghiệp, vừa tạo thêm sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, thân thiện môi trường.

Nắm bắt được xu hướng, anh Hoàng Thanh Minh, trú tại thôn Lọc Trạch, xã Đồng Lợi (Triệu Sơn), từ kỹ sư nông nghiệp, sau nhiều năm buôn ba kiếm sống, vợ chồng anh Minh quyết định quay về quê phát triển các mô hình nông nghiệp.

Vườn Nho của hộ gia đình anh Hoàng Thanh Minh đem lại thu nhập cao. 

Anh Minh chia sẻ, năm 2017, vợ chồng thuê thầu gần 1ha đất để trồng cây ăn quả, chủ yếu ổi lê Đài Loan, bưởi,… Tuy nhiên, giá trị kinh tế từ các cây trồng này chưa cao, anh tiếp tục học hỏi, nghiên cứu tìm mô hình có giá trị kinh tế cao hơn.

Đến năm 2020, anh Minh quyết định triển khai thực hiện mô hình trồng nho Hạ đen. Ban đầu diện tích khoảng 4.000 m2, chi phí đầu tư khoảng 500 triệu đồng.

Mô hình trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ của gia đình bà Dương Thị Bàng. 

Sau vài tháng, vườn nho bắt đầu cho ra bói, với sản lượng gần 1 tấn, vợ chồng anh Minh sau khi trừ chi phí lãi hơn 100 triệu đồng. Đến nay, vườn nho đã cho thu hoạch 2 vụ/năm, với sản lượng trên 1 tấn, đem lại doanh thu cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng.

Ngoài thu nhập từ nho, vợ chồng anh Minh còn kết hợp làm du lịch tham quan trải nghiệm. Từ cuối năm ngoái, rất nhiều trường mầm non, tiểu học cho học sinh trên địa bàn các huyện, thành phố đến trải nghiệm tại vườn nho.

Trung bình mỗi ngày, vườn nho của vợ chồng anh Minh đón khoảng vài trăm khách. Ngày cao điểm lên tới cả nghìn khách, mang về doanh thu khoảng 20 triệu đồng/ngày.

Vườn Nho sữa của gia đình anh Minh. 

“Vụ vừa rồi, vườn nho Hạ đen tôi dự định thu hoạch khoảng 1 tháng, nhưng chỉ trong vòng 10 ngày đã thu hoạch xong, lượng khách đến tham quan mua quá nhiều…Vì khách ăn trực tiếp họ cảm nhận vị tươi ngon, nhờ đó gia đình tôi có thêm thu nhập”- anh Minh chia sẻ.

Theo anh Minh, do việc chăm sóc nho rất kỳ công, nhiều công đoạn, vườn nho của gia đình anh phải duy trì 6 lao động thường xuyên với mức thu nhập 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

 

Lê Thức - Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Trước tình hình nắng nóng kéo dài, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Định đã chủ động hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ và chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm.

  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Để khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.

  • Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Anh Phạm Minh Biên (36 tuổi, ngụ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) sưu tầm nhiều giống gà, vịt “độc, lạ” như gà sư tử Ba Lan, gà Serama, vịt gọi… mang về nhân giống bán, cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.

Top