Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 28 tháng 5 năm 2019 | 16:7

Bài học từ vụ 9 tuýp mù tạt “lậu” bị xử phạt hơn 70 triệu đồng

Vụ việc không chỉ như là đòn giáng mạnh vào sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị của tỉnh Thái Nguyên mà còn tạo tâm lý hoang mang đối với cộng đồng doanh nghiệp, gây bức xúc cho dư luận địa phương.

Trong khi UBND tỉnh Thái Nguyên xây dựng hẳn Kế hoạch hành động số 67/KH-UBND rất công phu, bài bản nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh thu hút đầu tư, thì mới đây, sự việc các cấp, ngành thành phố Thái Nguyên lại tiến hành xử phạt một doanh nghiệp trên địa bàn số tiền trên 70 triệu vì lỗi sử dụng 9 tuýp mù tạt “lậu” không chỉ như là đòn giáng mạnh vào sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị của tỉnh này mà còn tạo tâm lý hoang mang đối với cộng đồng doanh nghiệp, gây bức xúc cho dư luận địa phương.

“Bước đi lùi” đối với môi trường kinh doanh tỉnh Thái Nguyên

Theo Báo Bảo vệ pháp luật, Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Dũng Minh (Công ty Dũng Minh) địa chỉ tại xóm 6, xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên có phản ánh về việc Đoàn kiểm tra liên ngành đã nhầm lẫn giữa gia vị và chất phụ gia thực phẩm, dẫn đến phạt sai hành chính đối với chi nhánh nhà hàng Dũng Minh thuộc Công ty Dũng Minh.

Cụ thể, ngày 13/3/2019, Đội Cảnh sát kinh tế - Công an TP Thái Nguyên phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Y tế thành phố và chính quyền địa phương tiến hành thực hiện Quyết định kiểm tra số 1233/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND thành phố Thái Nguyên về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm đối với chi nhánh nhà hàng Dũng Minh.

Vào lúc 9 giờ ngày 14/3/2019, sau khi kiểm tra Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản đối với một số lỗi vi phạm của nhà hàng, trong đó ghi thu giữ 9 lọ phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ (không có tem nhãn phụ, trên bao bì ghi chữ nước ngoài).

Tiếp đó, 14 giờ ngày 15/3/2019, Đoàn kiểm tra liên ngành đã lập biên bản làm việc thứ 2 đối với đại diện nhà hàng Dũng Minh sau khi nhà hàng cung cấp đầy đủ hóa đơn bán lẻ cho đoàn kiểm tra. Nhà hàng đã đưa ra đầy đủ căn cứ cho thấy 9 lọ phụ gia thực phẩm trên là 9 tuýp mù tạt được nhà hàng Dũng Minh nhập của hộ kinh doanh Nguyễn Thị Ngân, địa chỉ tại xóm 6, xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên. 9 tuýt mù tạt này có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được lấy ra từ thùng bìa cát tông lớn có tem nhãn phụ ghi rõ nguồn gốc xuất xứ.

Có một điều bất thường, đoàn kiểm tra liên ngành về nguyên tắc sau khi lập xong biên bản phải có chữ ký của các bên liên quan, nhưng  đáng chú ý là 2 biên bản làm việc và thu thập tài liệu ngày 14/3/2019 và ngày 15/3/2019 chỉ có chữ ký của cán bộ công an lập biên bản và người đại diện của nhà hàng Dũng Minh chứ không hề có những chữ ký, xác nhận của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Y tế thành phố và chính quyền địa phương.

 Biên bản làm việc và  Biên bản vi phạm hành chính do Đoàn kiểm tra lập. Ảnh: BVPL

Ngày 20/3/2019, Công an thành phố Thái Nguyên đã lập biên bản vi phạm hành chính số 0056177 về lĩnh vực an toàn thực phẩm đối với chi nhánh nhà hàng Dũng Minh. Mặc dù nhà hàng đã xuất trình về hợp đồng mua bán, giấy bán hàng và xác nhận của bà Nguyễn Thị Ngân về việc có ký kết hợp đồng và giao hàng cho nhà hàng Dũng Minh về sản phẩm là 9 tuýp mù tạt nhưng tại Điều 4 trong biên bản vẫn khẳng định: "Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ"

Căn cứ vào Biên bản vi phạm hành chính số 0056177 của Công an thành phố Thái Nguyên, UBND thành phố Thái Nguyên ra Quyết định số 1664/QĐ-XPVPHC xử phạt hành chính đối với nhà hàng Dũng Minh về các lỗi sau:

Nhân viên chế biến thực phẩm không đội mũ, đeo khẩu trang, không sử dụng găng tay; sử dụng dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy; không thực hiện đúng quy định của pháp luật về lưu mẫu thức ăn; sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tổng mức tiền phạt là 90 triệu đồng và nhà hàng Dũng Minh tuy không "tâm phục khẩu phục" vẫn cực chẳng đã chấp hành nộp phạt đúng theo quyết định của UBND thành phố Thái Nguyên.

Sau khi nhận được đơn phản ánh của Công ty Dũng Minh, để tìm hiểu vụ việc, phóng viên của Báo Bảo vệ pháp luật đã trao đổi với ông Lý Văn Cảnh, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thái Nguyên, ông cho biết: “Theo danh mục sản phẩm/nhóm sản phẩm, hàng hóa thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ghi rõ “mù tạt là gia vị có nguồn gốc từ thực vật” không phải là chất phụ gia thực phẩm”.

 Quyết định xử phạt hành chính của UBND thành phố Thái Nguyên. Ảnh: BVPL

Ngoài ra, ông Cảnh cũng cho biết thêm căn cứ vào khoản 1, Điều 4, Nghị định 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thì nếu sử dụng gia vị mà không rõ nguồn gốc xuất xứ thì phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị sản phẩm vi phạm”. Như vậy, nếu xử phạt theo đúng quy định thì 9 tuýp mù tạt có giá 7.000 đồng/tuýp thì mức xử phạt hành chính chỉ có 126.000 đồng.

Trong khi đó nếu như Đoàn liên ngành không nhầm lẫn giữa gia vị và phụ gia thực phẩm thì mức xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm đúng đối với nhà hàng Dũng Minh thì mức xử phạt 4 lỗi cũng chỉ hơn có hơn 20 triệu đồng.

 

 Biên lai thu tiền nộp phạt 90 triệu. Ảnh: BVPL

Có hay không việc các cơ quan chức năng thích “hành” doanh nghiệp?

Sự việc không chỉ gây bức xúc, “khó hiểu” cho chính doanh nghiệp bị xử phạt mà còn gây tâm lý hoang mang cho cộng đồng doanh nghiệp và gây bức xúc dư luận địa phương.

Dư luận đang đặt câu hỏi phải chăng Đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố Thái Nguyên đã cố ý lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm đối với nhà hàng Dũng Minh mà không cần hiểu kỹ đâu là gia vị và đâu là phụ gia thực phẩm?.

Tại sao biên bản làm việc và thu thập tài liệu của đoàn kiểm tra liên ngành sau khi lập xong chỉ có chữ ký của cán bộ công an lập biên bản và người đại diện của nhà hàng Dũng Minh? Việc nhầm lẫn này dẫn đến việc xử phạt không đúng khiến nhà hàng bị ảnh hưởng uy tín và thiệt hại kinh tế.

Luật sư Trương Anh Tú (Công ty Luật TNHH Trương Anh Tú, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội).

Bày tỏ quan điểm trước sự việc trên, Luật sư Trương Anh Tú (Công ty Luật TNHH Trương Anh Tú, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cho rằng, các cơ quan chức năng thành phố Thái Nguyên quan tâm đến lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm của các nhà hàng là một việc làm cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, khi triển khai tổ chức công tác này như thế nào, động cơ mục đích ra sao cũng cần phải hết sức lưu tâm.

“Đối với trường hợp của nhà Minh Dũng, tôi thấy rằng, cách xử phạt của các cơ quan chức năng nơi đây là chưa thỏa đáng. Với những lỗi như trên không phải là những nỗi lớn trong hoạt động kinh doanh nhà hàng, vậy thì cần có những hình thức nhắc nhở, cảnh cáo hoặc là xử phạt đúng quy định pháp luật. Muốn xử phạt đúng các quy định của pháp luật thì chúng ta cần phải hiểu rõ chúng” - Ông Trương Anh Tú nói.

Theo ý kiến Luật sư Trương Anh Tú, phụ gia thực phẩm theo khái niệm được xác định là các chất được bổ sung vào thực phẩm để bảo quản, bao gồm hóa chất bảo quản hay là để cải thiện hương vị bề ngoài của chúng, tuy nhiên, các phụ gia thường được sử dụng bởi các nhà máy chế biến thực phẩm. Còn trong trường hợp này, đối với một nhà hàng thì thường là chỉ dùng làm gia vị cho những loại thực phẩm khác, các loại rau, các loại hợp chất mà cho thêm vào món ăn để có thể tạo ra những kích thích nhất định trên cơ quan thị giác khứu giác và thị giác đối với đối với thực khách.

“Như vậy trong trường hợp này các cơ quan chức năng của thành phố Thái Nguyên có thể đã nhìn nhận nhầm lẫn một cách sơ đẳng khi không thể phân biệt được đâu là gia vị và đâu là phụ gia thực phẩm dẫn đến kết quả là đưa chúng vào cái nhóm xử phạt với mức xử phạt rất cao lên tới 70 triệu đồng, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận ở địa phương. Trong vụ việc này, các lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cần quan tâm sâu sát để chỉ đạo cơ quan chức năng ở thành phố Thái Nguyên sớm bãi bỏ quyết định xử phạt vô lý nêu trên, tránh tạo ra những dư luận không tốt trong xã hội” - Ông Tú phân tích.

Chắc hẳn, ai trong chúng ta cũng nhớ vụ việc anh thợ điện tại Cần Thơ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng là việc điển hình về thiếu trong quy định, yếu trong áp dụng, khiến dư luận bức xúc cho rằng, tại nhiều địa phương, các cấp, các ngành ở nhiều địa phương đang áp dụng việc xử phạt hành chính một cách máy móc, không phù hợp.

Đối với tỉnh Thái Nguyên, bên cạnh điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi nằm ngay giáp Thủ đô, gần cảng hàng không Nội Bài, giao thông kết nối thuận tiện đến cảng biển Hải Phòng, sự chủ động, tích cực kêu gọi đầu tư vào tỉnh đang tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi giúp Thái Nguyên thu hút các doanh nghiệp lớn tới đầu tư sản xuất kinh doanh.

Và đánh giá về công tác cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh, nhiều chuyên gia cũng nhận định, trong những năm qua, Thái Nguyên đã có nhiều cải thiện và đạt được nhiều bước tiến quan trọng.

Tuy nhiên, qua vụ việc các cấp, ngành thành phố Thái Nguyên tiến hành xử phạt donh nghiệp Dũng Minh số tiền trên 70 triệu vì lỗi sử dụng 9 tuýp mù tạt “lậu” cho thấy đây là việc làm thiếu trách nhiệm, có dấu hiệu lạm quyền, làm kìm hãm và là rào cản cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, còn làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của các cơ quan chức năng, làm sói mòn niềm tin của doanh nghiệp đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan thực thi pháp luật.

Trước thực trạng đang làm doanh nghiệp khốn đốn, doanh nhân nản lòng như đã nêu ở trên, đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên cần khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức vào cuộc, làm rõ việc có hay không việc các cán bộ của thành phố Thái Nguyên đang có dấu hiệu lạm quyền khi ban hành các văn bản, biên bản xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp, đồng thời có giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh, cũng như có biện pháp chấn chỉnh một bộ phận cán bộ có biểu hiệu nhũng nhiễu, hạch sách doanh nghiệp.

Nguồn: https://baovephapluat.vn/phap-luat-ban-doc/dieu-tra-theo-don-thu/chuyen-la-o-thai-nguyen-9-tuyp-mu-tat-lau-bi-xu-phat-hon-70-trieu-dong-69762.html

 

 

 

Phan Anh Tuấn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top