Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 9 năm 2016 | 3:19

Cà phê Tây Nguyên mất mùa!

Chỉ còn hơn tháng nữa (tháng 10 và 11) là các tỉnh Tây Nguyên bước vào mùa thu hoạch cà phê niên vụ 2016-2017. Tuy nhiên, bà con không mấy ai vui khi hiển hiện trước mắt là nỗi lo vụ mùa thất bát nặng nhất kể từ trước đến nay.

Nhiều diện tích cà phê ở Tây Nguyên bị mất trắng do khô hạn.

Năng suất giảm do đại hạn

Nguyên nhân thất bát nặng nề của vụ cà phê sắp tới là sự tác động của cơn đại hạn nghiêm trọng vừa trải qua ở Tây Nguyên. Khô hạn, thiếu nước tưới làm cho năng suất cà phê nơi đây giảm mạnh, từ 30 đến 70%, thậm chí hàng ngàn hecta cà phê đã mất trắng bởi chết “khô như củi”, buộc người dân phải “bấm bụng” chặt bỏ.

Theo thống kê chưa đầy đủ, khu vực Tây Nguyên đã có 115.065ha bị thiếu nước tưới và mất trắng do đợt hạn hán kéo dài vừa qua. Trong số này, Đắk Lắk là địa phương bị thiệt hại nặng nhất với 56.138ha cà phê khô hạn, mất trắng  4.399ha; Đắk Nông có 22.000ha bị thiếu nước tưới, trong đó 4.977ha mất trắng; Gia Lai có 399ha mất trắng; Lâm Đồng có khoảng 160ha bị mất trắng…

Vừa chặt bỏ 6 sào cà phê thiếu nước tưới của mình, anh Nguyễn Thanh Tuấn xã Chư KPô (Krông Buk - Đắk Lắk) than thở: Những mùa khô trước đây vườn cà phê của tôi thường tưới 3 - 4 đợt mới hết nước. Tuy nhiên, năm nay tôi chỉ tưới được 1 đợt là cạn. Tây Nguyên hạn hán khốc liệt và kéo dài nên 100% diện tích cà phê này  bị chết do thiếu nước tưới. Biết là xót của nhưng đành phải chặt bỏ để trồng các loại cây ngắn ngày khác..

May mắn hơn anh Tuấn, đang bón phân cho vườn cà phê của mình hòng vớt vát chút tiền đầu tư, ông Phạm Văn Thân ở xã Ea Kiết (Cư M’gar - Đắk Lắk) cho biết: Nhà tôi có 1,2ha cà phê cho thu hoạch, những năm trước năng suất đạt 1,3 tấn khô. Tuy nhiên, đợt hạn hán khốc liệt vừa qua do không đủ nước tưới nên đã chết khoảng 30% diện tích, số cà phê còn lại chắc năng suất vụ tới cũng bị giảm 40-50% so với vụ trước.

Nguy cơ vỡ quy hoạch

Thực tế cho thấy, khô hạn đã làm cho cà phê ở Tây Nguyên giảm năng suất từ 30 -  70%, đặc biệt là hàng ngàn hecta phải chặt bỏ vì chết khô. Điều đáng nói là, diện tích cà phê bị mất trắng đều khô cành không chỉ mất sản lượng cà phê trong niên vụ 2016-2017 mà người dân còn phải đầu tư vốn, lao động khá lớn để phục hồi  vườn cây để 2 - 3 vụ sau mới cho thu hoạch trở lại, gây thiệt hại không nhỏ cho nông dân.

Chưa kể, phần lớn diện tích cà phê ở Tây Nguyên đã và đang bước vào thời kỳ “lão hóa”, năng suất, sản lượng thấp, trong khi đó giá hồ tiêu ngày một tăng và trở thành “cây trồng VIP” được nông dân lựa chọn để trồng thay thế cà phê. Điều này một lần nữa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng cà phê của khu vực trong niên vụ 2016-2017 và các niên vụ tiếp theo. Việc ồ ạt chặt phá cà phê ở Tây Nguyên đang là mối đe dọa lớn đối với việc phát triển bền vững cây cà phê tại đây.

Thiết nghĩ, cà phê vẫn là loại cây trồng chủ lực và mang tính chiến lược của vùng đất đỏ Tây Nguyên, góp phần phát triển ổn định kinh tế gia đình tại các địa phương. Tuy nhiên, trước thực trạng trên, các cơ quan quản lý, các ngành chức năng cần chú ý, khuyến khích và hướng dẫn bà con phục hồi hoặc trồng mới diện tích cà phê đã thiệt hại, tránh tình trạng mất cân đối, phá vỡ quy hoạch nguyên liệu cây trồng chủ lực của vùng.

Theo dự báo của ngành chức năng, niên vụ trước, Tây Nguyên đã thiếu nước tưới trầm trọng nhưng tình trạng này trong năm tới sẽ không mấy cải thiện, thậm chí còn ác liệt hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động xuất khẩu cà phê. Dự kiến niên vụ 2016-2017, sản lượng cà phê được dự đoán giảm 20-25% so với niên vụ 2015-2016.

Bá Thăng

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top