Người dân liên tiếp phản ánh về việc khai thác khoáng sản cát, sỏi trái phép, vi phạm khi khai thác vượt khối lượng cho phép; gây sạt lở bờ kè, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp…
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu lực lượng Công an tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện khai thác cát, sỏi trái phép, khai thác ngoài khoảng thời gian cho phép tại khu vực trên. Đồng thời, người đứng đầu UBND tỉnh còn chỉ đạo cơ quan Công an kiểm soát tất cả các phương tiện giao thông đường thủy hoạt động trên khu vực sông Lô, không để xảy ra tình trạng các phương tiện giao thông đường thủy không có giấy tờ hợp pháp hoạt động tại dòng sông này. |
Sạt lở bờ sông, ô nhiễm môi trường
Người dân địa phương về việc trên địa bàn khu 6 xã Trường Sinh (Sơn Dương, Tuyên Quang) liên tục xuất hiện các tàu hút cát hoạt động vào ban đêm. Các tàu này hoạt động thành một nhóm và được tổ chức hết sức chặt chẽ.
Ngoài việc khai thác cát, sỏi ngoài khung giờ được phép khai thác cát theo quy định của pháp luật thì các tàu này còn cắm thẳng vào bờ khai thác cát. Những hoạt động này không những vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản, gây thấy thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, cây cối hoa màu, tài sản nhà của của người dân địa phương.
Theo thông tin do người dân địa phương cung cấp, hàng đêm có 2 tàu hút hoán cải, phao hút tự hành, tàu chở hàng, cùng nhiều phương tiện cảnh giới từ địa phận tỉnh Phú Thọ tiến vào sông Lô thuộc địa phận khu 6, xã Trường Sinh để ăn cát.
Nhóm tàu này không ngần ngại cắm thẳng vòi hút vào chân bãi bồi để hút cát. Lý giải về lý do các đối tượng “cát tặc” chọn khu vực trên hoạt động, người dân địa phương cho rằng ngoài trữ lượng cát dồi dào thì còn do khu vực này nằm trên địa bàn giáp ranh giữa hai tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ, thiếu sự tuần tra kiểm soát của các lực lượng chức năng nhất là vào ban đêm.
Qua đó, tại địa bàn Khu 6, xã Trường Sinh để nắm bắt và ghi nhận những thông tin phản ánh của người dân; một người dân địa phương (xin được giấu tên – PV) cho biết: “Mấy ngày nay có một số tàu tiến sát vào phía bờ sông thuộc thôn 6 xã Trường Sinh khai thác cát vào ban đêm. Người dân chúng tôi lo sợ đất nông nghiệp sẽ bị trôi theo dòng nước...”.
Qua đó, quá trình hoạt động cũng như thủ đoạn khai thác cát trái phép vào ban đêm của nhóm đối tượng này. Ban ngày, nhóm đối tượng này cho neo đậu tầu thuyền trên sông Lô thuộc địa phận xã Phú Mỹ (Phù Ninh, Phú Thọ). Khi đêm xuống, sau khi các đối tượng có nhiệm vụ canh gác trên bờ thông báo tình hình an toàn, thì các đối tượng còn lại sẽ điều khiển phương tiện tiến vào khu vực đã được chọn sẵn từ trước đó thuộc địa phận khu 6, xã Trường Sinh để khai thác cát. Theo ghi nhận, nếu không có “biến” nhóm này sẽ đưa tàu vào khu 6, xã Trường Sinh hút trộm cát vào khoảng 23h hàng ngày, khi người dân đã chìm sâu vào trong giấc ngủ.
Để tránh bị người dân và các cơ quan chức năng phát hiện, ngoài việc tắt hết đèn điện trên các phương tiện khai thác cát biến chúng thành những con “tàu ma” trên sông Lô, thì chúng còn tổ chức người và phương tiện canh gác, tuần tra cả dưới sông và trên bờ với số lượng lớn.
Dưới sông, nhóm này dùng tàu nhỏ trang bị đèn pha công suất lớn để cảnh giới mỗi khi thấy động. Với sự cảnh giới như vậy, chỉ cần một biến động nhỏ trên mặt nước cũng như trên bờ đê cũng dễ dàng bị phát hiện. Theo chia sẻ của người dân, với 6 tàu hoạt động, mỗi đêm nhóm tàu này hút được cả nghìn m3 cát từ sông Lô, nguồn lợi thu về là rất lớn.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định "Thời gian được phép hoạt động khai thác trong ngày, từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không được khai thác ban đêm". Như vậy, hành vi khai thác này đã vi phạm vào luật khoáng sản. Để xử lý triệt để hành vi ăn cắp tài nguyên khoáng sản của các đối tượng trên địa bàn, UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 19/3/2018 về “Quy định trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý đất đai, khoáng sản trên địa bàn tỉnh”.
Trao đổi với báo chí, ông Đỗ Xuân Trường – Chủ tịch UBND xã Trường Sinh cho biết: “Đêm hôm trước (ngày 13/12 - PV), tôi đã nhận thông báo về tình trạng khai thác trái phép tại khu vực trên. Tôi đã cho anh em công an xã ra kiểm tra xử lý. Anh em công an ra đến nơi thì nó lại chạy sang bờ bên kia…”.
Cũng theo ông Trường thì hiện tổ công tác của xã liên tục kiểm tra mật phục suốt nhiều đêm nhưng chưa bắt được nên chưa xác minh được danh tính của nhóm đối tượng đang khai thác cát tặc tại khu vực trên.
Câu hỏi đặt ra ở đây là trách nhiệm của các cơ quan hữu quan ở đâu khi để xảy ra tình trạng nêu trên? GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiên cứu khoa học Môi trường Việt Nam thuộc TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cho biết, hoạt động khai thác trái phép cát đương nhiên không đáp ứng các yêu cầu về khảo sát, xin cấp phép; Không có nghiên cứu kỹ lưỡng về tác động của hoạt động này đối với địa hình, địa chất, hình thái của lòng sông, chế độ dòng chảy, diễn biến lòng, bờ, bãi sông; Không có các phương án bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, hồ… "Cần phải chấm dứt các hoạt động khai thác trái phép, bằng cách nâng cao hơn nữa vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương. Thậm chí, có những chế tài quy định trách nhiệm, xử lý người đứng đầu khi để xảy ra sai phạm trong địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý...”, GS.TS Hoàng Xuân Cơ nêu quan điểm. |
Phát hiện, xử lý tàu khai thác cát trái phép
Sáng 21/12 vừa qua, Thượng tá Bùi Văn Dũng, Trưởng Công an huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La thông tin: Vào khoảng 5 giờ ngày 20/12, qua tuần tra, kiểm soát, lực lượng công an huyện đã phát hiện một tàu không biển kiểm soát đang thực hiện hút, xả cát trái quy định trên sông Đà.
Khu vực phát hiện chiếc tàu đang hút, xả cát là ven sông Đà thuộc địa phận xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn. Thời điểm kiểm tra chiếc tàu này đang hút, xả cát bằng đường ống bạt màu xanh phi 100.
Toàn bộ số cát được hút, xả từ sà lan của tàu lên khu vực bãi đất của hộ ông Hoàng Văn Tuyên, sinh năm 1973, trú tại bản Tà Chan, xã Chiềng Chăn.
Quá trình kiểm tra phát hiện khối lượng cát đã hút lên bờ là 10m3, khối lượng cát còn trong tầu là 20m3. Ông Hoàng Văn Hạnh (là chủ tàu) không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ số cát trên tàu.
Ông Hạnh khai nhận, số cát trên được hút từ khu vực lòng sông Đà thuộc bản Pắc Ngà, xã Pắc Ngà, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La vào tối 19/12. Sau khi hút xong, cát được vận chuyển và đưa lên bãi cát của gia đình ông Tuyên thì bị tổ công tác công an huyện Mai Sơn kiểm tra phát hiện, lập biên bản vi phạm.
Gần đây, việc khai thác, vận chuyển và buôn bán cát trái phép tại một số địa bàn Sơn La diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng thường lợi dụng ban đêm để hút, vận chuyển và tập kết cát lên các xe tải.
Tại huyện Mai Sơn, do các lực lượng chức năng kiểm soát thường xuyên nên việc hút cát trên sông Đà không còn xảy ra. Tuy nhiên, một số đối tượng thường di chuyển tàu sang địa bàn khác để hút cát rồi lợi dụng đêm tối chuyển dắt lên bờ.
Hiện, Công an huyện Mai Sơn đang tiếp tục xác minh làm rõ vụ việc.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.