Trong khi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu tạm dừng tất cả các công trình xây dựng để phòng, chống dịch Covid-19 thì công trình "Tinh hoa làng nghề Việt" (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội) vẫn ngang nhiên tiến hành xây dựng.
Dự án “Tinh hoa làng nghề Việt” của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được phê duyệt, khởi công xây dựng tại làng Bát Tràng vào năm 2018 với số vốn hơn 100 tỷ đồng (tương đương hơn 4 triệu USD) với mặt bằng 3.300m2.
“Tinh hoa làng nghề Việt” được ví như bảo tàng làng nghề đầu tiên của Việt Nam và là nơi lưu giữ, bảo tồn và giới thiệu, quảng bá tinh hoa nghệ thuật của các làng nghề Việt Nam tới du khách trong nước và quốc tế.
Điều đáng nói là ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, trong đó yêu cầu các công trình xây dựng phải tạm dừng hoạt động để giãn cách xã hội.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng ban hành Chỉ thị 05/CT-UBND ngày 31/3/2020 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, trong đó yêu cầu Sở Xây dựng chỉ đạo tạm dừng tất cả các công trình xây dựng.
Tuy nhiên, ngày 13/4, bất chấp Chỉ thị của Thủ tướng và của Chủ tịch UBND thành phố, “Tinh hoa làng nghề Việt” vẫn tiến hành xây dựng. Làng Bát Tràng vẫn ầm ĩ bởi tiếng máy trộn bê tông, tiếng khoan cắt, cưa đục và vài chục công nhân đi lại làm việc từ công trình này.
Được biết, người được chính thức chỉ định thực hiện công trình xây dựng này là ông Nguyễn Công Thuỵ. Ngày 31/3, ông Thuỵ đã dừng thi công, cho công nhân tự cách ly theo đúng các Chỉ thị trên. Tuy nhiên, sau đó, ông Trương Thanh Hiển là Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc và Xây dựng kiến tạo ở TP.HCM đã cùng nhóm công nhân ở TP. Hồ Chí Minh ra Bát Tràng “nhảy” vào xây dựng công trình.
Người dân ở làng Bát Tràng bức xúc đặt câu hỏi: Lẽ nào ngành chức năng, chính quyền địa phương không biết công trình ngang nhiên xây dựng trong mùa dịch, vi phạm Chỉ thị 16 của Thủ tướng và Chỉ thị 05 của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội? Nếu dịch Covid-19 bùng phát từ những công nhân tại công trình này, lây lan ra làng nghề Bát Tràng, ra xã hội thì ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm?
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.