Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 16 tháng 9 năm 2016 | 1:56

Bộ úm gà độc đáo tặng nhà nông

Tình cờ được người bạn ở Viện Chăn nuôi tặng 100 con gà Ri bản địa 5 ngày tuổi, biết đây là giống gà quý, Phạm Gia Tuấn (Từ Sơn - Bắc Ninh) nảy ra ý tưởng làm bộ úm, gồm: bếp than tổ ong, ống đồng tích nhiệt, quạt gió và mô tơ nhỏ. Không ngờ, sản phẩm của ông được người chăn nuôi tin dùng vì hiệu quả cao, dễ thực hiện.

Ông Tuấn đang sản xuất bộ sản phẩm mẫu úm gà Phạm Gia.

Năm 1972, ông Tuấn đi bộ đội, công tác ở Quân chủng phòng không - không quân, xuất ngũ năm 1980. Năm 1992-1993, ông thành lập Công ty TNHH Phạm Gia (Bắc Ninh), chuyên sản xuất bếp than tổ ong.       

Đầu năm 2016, ông Tuấn được một người bạn ở Viện Chăn nuôi tặng 100 con gà Ri. Không phải là nhà nông, cũng chưa nuôi gà, úm gà bao giờ, việc đến tay, ông mới biết, việc úm gà con từ khi chào đời đến 30 ngày tuổi, phải giữ nhiệt độ ổn định 30 - 32độ C, trong không khí sạch và giàu ôxy. Đây là điều không hề đơn giản, lại quyết định sự thành bại của đàn gà đến 80%.

Từ trước đến nay, bà con thường úm gà bằng bóng điện 60W hoặc bóng sợi đốt chuyên dụng 250W. Trong khi nguồn điện lưới 220V không ổn định, hay bị mất điện. Vào mùa đông giá, chỉ cần lơ là có khi gà  chết cả đàn; bên cạnh đó, việc dùng nhiều bóng đèn úm gà 24/24 giờ khá tốn kém. Để tiết kiệm điện, nhiều hộ giảm số lượng bóng, dùng bao tải che đậy để giữ nhiệt. Tuy nhiên, việc làm này khiến gà bị thiếu ôxy, thời gian úm kéo dài, làm hẹp thể tích phổi, không tốt cho sức khoẻ của gà. Đây là nguyên nhân khiến gà chậm lớn và gây ra các bệnh viêm phổi - phế quản - hen suyễn sau này.

Sau khi tìm hiểu việc úm gà từ thực tế, với kiến thức tích cóp được khi còn trong quân đội, kết hợp với bếp than tổ ong do công ty sản xuất, ông Tuấn mày mò sáng chế ra lò úm gà độc đáo, đơn giản nhưng tiện lợi, dễ thực hiện và không tốn kém,  giữ được sức khỏe cho đàn gà trong 30 ngày tuổi.

Lò úm của ông Tuấn khá đơn giản, vốn đầu tư ít, siêu tiết kiệm. Trong trường hợp cấp bách (mất điện), dùng ắc-quy xe máy 12V để nguyên trong xe, câu điện ra nối vào chiếc quạt nhỏ 12V - 100mmA, kèm theo lò úm.

Nguyên liệu làm lò úm gồm: 1 bếp than tổ ong loại 2 viên. 7 ống đồng đường kính 16mm, dày 2mm, dài 15cm, dùng để thu và phát nhiệt, đặt trên bếp lò; 1 quạt gió (quạt máy tính). Quạt gió thổi vào ống đồng để lấy khí nóng từ lò than sưởi ấm cho gà. Điều chỉnh nhiệt độ ở nắp đậy cửa lò, trên cùng có lỗ thông khói và thoát khí CO2. Bí quyết nằm ở bộ phận thu nhiệt (ống đồng) và quạt gió cấp nhiệt để khí ôxy cùng khí nóng đi khắp chuồng úm gà bằng luồng gió nóng, thổi nhẹ,  hoàn toàn không còn khí CO2 độc hại. Vấn đề thoát khí độc của lò than được giải quyết triệt để bằng ống gom khói + khí thải CO2 ra ngoài, nhờ ống thoát khí độc chờ sẵn (đường kính 48mm); chỉ cần nối thêm ống tre nứa đục thông ruột để vượt qua chuồng úm là được. 

Thông thường lò úm tiêu tốn 3 viên than/ngày đêm (nếu nhiệt độ ngoài trời 15 độ C) cho đàn gà 500 con; giá thành chỉ bằng ¼ so với dùng bóng điện. Thậm chí có thể dùng để sưởi ấm cho người, sấy khô nông sản vì không còn khí độc; đây là tính năng vượt trội của lò úm. Nếu muốn chủ động hoàn toàn không cần điện lưới 220V, hoặc úm hàng nghìn gà con thì nên mua ắc quy có dung lượng lớn hơn 12V - 25A để sử dụng cho nhiều lò úm, trong hàng trăm giờ. Còn về nguồn cấp nhiệt, bếp than tổ ong siêu bền, siêu tiết kiệm, hiệu suất nhiệt trên 70%, được sản xuất tại Công ty Phạm Gia. Vỏ lò bằng inox, bảo ôn bằng bông gốm Ceramic; ruột bằng vật liệu chịu lửa, cửa điều chỉnh nhiệt dễ dàng chính xác.

Trao đổi với chúng tôi, ông Tuấn cho biết: “Tôi bận nhiều việc của công ty nên chưa có ý định sản xuất lò úm. Ngoài sản xuất bếp than tổ ong, tôi còn làm máy thuần dưỡng chim vành khuyên, tiếng hót trong lồng hay hơn ở ngoài thiên nhiên (do ở ngoài trời không khí loãng nghe không rõ). Khi hoàn thành lò ấp và sử dụng tốt sau 1 tháng úm tại gia đình, nhiều người khuyên tôi nên đưa đến chương trình Bạn Nhà nông để lĩnh thưởng, hoặc đăng ký bản quyền, song tôi nghĩ bản quyền tác giả chưa được bảo hộ rõ ràng, mặt khác, nó rất dễ bị bắt chước. Vì vậy, tôi sẵn sàng hướng dẫn bà con làm theo (qua điện thoại, e-mail), hoặc tổ chức sản xuất sản phẩm mẫu. Ý nguyện của tôi là muốn cống hiến một sản phẩm nhỏ, đơn giản nhưng rất hữu ích để phổ cập nhanh chóng trong cộng đồng và làm bạn với nhà nông”,

Ông Tuấn cho biết, từ  khi ra đời đến nay, ông đã sản xuất 60 bộ mẫu và bán cho các địa phương 600 lò úm (hạn sử dụng 10 năm).  Đặc biệt, một số tổ chức từ thiện đã đến đặt hàng để phát miễn phí cho bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để chống rét cho gia súc, gia cầm chứ  không riêng úm gà.

Dương An Như

==

Nếu cần mua mẫu bộ sản phẩm, xin  liên hệ:

Ông PHẠM GIA TUẤN

Địa chỉ nhà riêng: 11/195 Minh Khai - Hà Nội

Xưởng sản xuất: 140 Minh khai - Từ Sơn - Bắc Ninh

Email: [email protected] * ĐT: 0913.525.357

Có thể mua bán qua chuyển phát bưu điện nhờ thu tiền hộ tại nhà sau khi nhận hàng với giá 600.000 đồng/bộ tại xưởng  + cước bưu điện (người mua phải trả tiền).

Bộ sản phẩm gồm: 01 bếp than loại 2 viên nặng 5kg giá 180.000đ + bộ thu phát nhiệt + quạt gió nặng 4kg giá 420.000đ, tổng trọng lượng 9kg.

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top