Trước tình trạng lấn chiếm đất rừng và xây dựng trái phép hàng loạt căn biệt thự, nhà xưởng trái phép trên đất lâm nghiệp, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý thật nghiêm những trường hợp vi phạm.
Cái giá phải trả khi tự ý chuyển đổi đất rừng trái phép
Số tiền 251 triệu đồng là mức phạt dành cho Công ty An Phú Nông do đã các hành vi chuyển đất rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp và sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp.
Ngày 22/10, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH An Phú Nông (trụ sở tại TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng) với tổng số tiền 251 triệu đồng về hành vi chuyển đổi đất rừng trái phép.
Quyết định trên nêu rõ, Công ty An Phú Nông đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính, gồm: chuyển 673,8 m2 đất rừng sản xuất là rừng trồng và chuyển 137 m2 đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang đất phi nông nghiệp; chuyển hơn 21,6 ha đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và 6,96 ha đất rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp; các diện tích này đều thuộc địa bàn xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng.
Tổng cộng các hành vi trên, Công ty TNHH An Phú Nông bị phạt 125,5 triệu đồng. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt đối với cá nhân cùng hành vi vi phạm, quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ, do đó, tổng tiền phạt đối với công ty là 251 triệu đồng.
Ngoài ra, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng buộc Công ty An Phú Nông thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong vòng 60 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trước đó, dư luận không khỏi xôn xao về vụ hàng trăm lóng gỗ thông bị “chôn tập thể” tại tiểu khu 443, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm- lâm phần do Công ty An Phú Nông quản lý, bảo vệ.
Cụ thể, ngày 17/8, Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm phối hợp cùng lực lượng chức năng địa phương đã tiến hành đào số gỗ thông chôn lấp dưới hố sâu thuộc khoảnh 11, Tiểu khu 443. Sau khi “khai quật”, qua kiểm đếm, đo đạc có 132 lóng gỗ thông 3 lá, khối lượng 13,103 m3.
Đến ngày 22/8, cơ quan chức năng huyện Bảo Lâm tiếp tục phát hiện và đào thêm thêm 27 lóng gỗ thông, với khối lượng 2,366 m3. Tổng 2 đợt là 159 lóng gỗ thông, tương đương với khối lượng 15,4 m3.
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm cho biết, vị trí chôn lấp số gỗ thông nói trên đã từng xảy ra tình trạng phá rừng vào tháng 4/2019. Thời điểm đó, có tổng cộng 53 cây thông 3 lá bị cưa hạ, với tổng khối lượng 15,164 m3 trên diện tích 4.260 m2.
Năm 2011, Công ty TNHH An Phú Nông được UBND tỉnh Lâm Đồng giao quản lý, bảo vệ hơn 140 ha rừng và đất lâm nghiệp thuộc địa bàn xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm.
Trong quá trình triển khai Dự án, Công ty An Phú Nông hợp đồng để nhiều người thuê đất hợp tác đầu tư trồng rừng, bảo vệ rừng và sản xuất nông lâm kết hợp trên diện tích của Dự án.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều diện tích rừng, đất lâm nghiệp của Công ty đã bị lấn chiếm phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp.
Phạt hành chính Công ty TNHH Cường Thắng 210 triệu đồng vì xây dựng nhà xưởng trái phép trên đất lâm nghiệp
Theo đó, Công ty TNHH Cường Thắng (trụ sở chính tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) bị xử phạt vì đã có hành vi lấn chiếm đất lâm nghiệp với diện tích hơn 14.000m2 tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông.
Đây là diện tích đất được giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa (trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Nông) quản lý.
Ngành chức năng tỉnh Đắk Nông xác định hành vi của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cường Thắng là “chiếm đất nông nghiệp là đất rừng phòng hộ tại khu vực nông thôn.”
Căn cứ trên Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông đã xử phạt Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cường Thắng 210 triệu đồng.
Đồng thời, doanh nghiệp này bị buộc phải hoàn thiện các thủ tục về đất đai trong thời gian 1 năm, nếu không sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ công trình và trả lại đất cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa.
Theo ngành chức năng tỉnh Đắk Nông, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cường Thắng được cấp giấy phép khai thác khoáng sản tại mỏ sét xã Đắk Ha, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông từ tháng 1/2017. Công suất được cấp phép mỗi năm 40.000m3 đất sét, 5.000 tấn cao lanh (kaolin).
Sau khi được cấp phép, Công ty này đã xây dựng nhà xưởng, kho bãi phục vụ khai thác, chế biến khoáng sản. Tuy nhiên, diện tích xây dựng nhà xưởng có phần lấn chiếm hơn 14.000m2 đất rừng phòng hộ. Thời gian vi phạm từ tháng 1/2017 đến nay.
Ngăn chặn trường hợp khoét núi, làm móng trên đất rừng
Chiều 27/10, UBND phường và Ban Phòng chống lụt bão phường Vĩnh Hòa (TP. Nha Trang - Khánh Hòa) đã tiến hành ngăn chặn một trường hợp khoét núi, lấn chiếm đất rừng xây dựng trái phép có nguy cơ gây sạt lở cao khi mưa, bão.
Vị trí phát hiện tại tổ 13 Đường Đệ, với diện tích khoảng 1.000m2, được đào thành sâu, san ủi và làm móng bằng đá chẻ. Nhiều đoạn các đối tượng đào đất lên, vét xi măng còn mới. Sau khi ngăn chặn, UBND phường đã lập biên bản, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Đồng thời có biện pháp ngăn chặn người dân không đến gần khu vực núi bị khoét trong thời giam mưa, bão.
Ông Trần Lê Hữu Thọ, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa cho biết, khi cơ quan chức năng phát hiện vào sáng cùng ngày, các đối tượng vi phạm không có mặt, không xác định được đối tượng, bỏ lại hiện trường một máy trộn bê tông và toàn bộ vật liệu xây dựng.
“Phát hiện từ sáng phường phường gọi xe múc xử lý hiện trường thì đều bị từ chối. Có thể họ sợ bị trả thù nên phường đã gọi xe múc từ địa phương khác đến để phá móng, san ủi lại hiện trường để hạn chế sạt lở. Theo quan sát của tôi, đối tượng khoét núi làm móng để xây dựng trang trại hoặc biệt thự chứ không phải phân lô xây nhà tạm. Thời gian tới phường sẽ tăng cường kiểm tra khu vực đồi núi, kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng phá đất rừng, đào núi”, ông Thọ cho hay.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.