Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra nhiều sai phạm tại Đại học Thái Nguyên mà Báo Kinh tế nông thôn phản ánh. Trong đó, có sự gian dối trong môi trường giáo dục tại ĐH Thái Nguyên - nơi đào tạo ra hàng nghìn cử nhân mỗi năm.
Nhiều sai phạm trong công tác cán bộ
Ngày 12/8/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Văn bản số 3449/BGDĐT-TTr gửi Báo Kinh tế nông thôn, thông tin nội dung báo phản ánh về nhiều sai phạm tại Đại học Thái Nguyên.
Về nội dung Báo Kinh tế nông thôn phản ánh, ngày 5/12/2018, bà Lê Thị Thanh Nhàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học (nay là Vụ trưởng Vụ Tổ chức, cán bộ - Bộ Giáo dục và Đào tạo) ra quyết định bổ nhiệm lại bà Lê Thị Ngân, tiến sĩ văn học Việt Nam, giữ chức Trưởng khoa Luật và Quản lý xã hội, nhiệm kỳ 2018 - 2023.
Tương tự, tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, bổ nhiệm bà Đỗ Thị Bắc, tiến sĩ chuyên ngành cơ sở toán học cho tin học, làm Trưởng khoa truyền thông đa phương tiện.
Việc bổ nhiệm bà Lê Thị Ngân, bà Đỗ Thị Bắc làm Trưởng khoa có vi phạm điểm a, khoản 2, Điều 15, Quyết định 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học về tiêu chuẩn để được bổ nhiệm trưởng khoa. Cụ thể, Trưởng khoa phải có trình độ tiến sỹ phù hợp với ngành, chuyên ngành đào tạo tại khoa.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, việc bổ nhiệm lại TS Lê Thị Thanh Nhàn, Trưởng khoa Luật và Quản lý xã hội Trường Đại học Khoa học (ĐHKH) nội dung báo phản ánh là có cơ sở.
Tuy nhiên, thay vì Bộ Giáo dục và Đào tạo làm rõ trách nhiệm của bà Lê Thị Thanh Nhàn, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học, nay làm Vụ trưởng Vụ Tổ chức, cán bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo), đưa ra hướng xử lý đối với bà Ngân thì Bộ này lại đưa ra lý do: Hiện nay, do Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có quy định thế nào là trình độ tiến sỹ phù hợp với ngành và chuyên ngành.
Bộ Giáo dục và Đào tạo là đơn vị tham mưu cho Chính phủ soạn thảo, để Chính phủ ban hành Quyết định 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 về Điều lệ trường đại học thì Bộ phải biết, hiểu rất rõ thế nào là trình độ tiến sỹ phù hợp với ngành, chuyên ngành đào tạo tại khoa?!
Bà Lê Thị Thanh Nhàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học (nay làm Vụ trưởng Vụ Tổ chức, cán bộ - Bộ Giáo dục và Đào tạo) ra quyết định bổ nhiệm lại bà Lê Thị Ngân, tiến sĩ văn học Việt Nam, giữ chức Trưởng khoa Luật và Quản lý xã hội không đúng quy định.
Trong trường hợp các điều, khoản chưa rõ ràng thì Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có văn bản hướng dẫn để các cơ sở giáo dục thực hiện Quyết định 70. Đằng này, Chính phủ ban hành Quyết định từ năm 2014, đến nay đã 5 năm mà Bộ Giáo dục và Đào tạo nói chưa có quy định thế nào là trình độ tiến sỹ phù hợp với ngành và chuyên ngành thì quả thực là thiếu trách nhiệm, nếu không nói là có dấu hiệu bao che.
Đối với bà Đỗ Thị Bắc, tiến sĩ chuyên ngành cơ sở toán học cho tin học được bổ nhiệm làm Trưởng khoa truyền thông đa phương tiện, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông vi phạm điểm a, khoản 2, Điều 15, Quyết định 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, nội dung báo phản ánh là có cơ sở.
Tương tự trường hợp bổ nhiệm lại bà Lê Thị Ngân, tiến sĩ văn học Việt Nam, giữ chức Trưởng khoa Luật và Quản lý xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải theo Thông tư 04/2012/TT-BGD&ĐT về ban hành các danh mục GDĐT cấp IV trình độ thạc sỹ, tiến sỹ chưa có chuyên ngành truyền thông đa phương tiện.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên không thể lấy lý do trong danh mục GDĐT cấp IV trình độ thạc sỹ, tiến sỹ chưa có chuyên ngành truyền thông đa phương tiện mà bổ nhiệm không đúng quy định.
Thứ nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 về Điều lệ trường đại học thì tất cả các trường đại học đều phải thực hiện, trong đó, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông cũng phải thực hiện, không ngoại lệ.
Thứ hai, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông nếu có chủ trương mở ngành truyền thông đa phương tiện, có chủ trương bổ nhiệm Đỗ Thị Bắc làm Trưởng khoa truyền thông đa phương tiện thì trường phải cử bà Bắc đi học, trong nước chưa đào tạo thì đi đào tạo ở nước nước ngoài. Không thể lấy lý do trong nước chưa đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành truyền thông đa phương tiện mà bổ nhiệm không đúng quy định.
Trường đại học nào cũng lấy lý do như Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông mà bổ nhiệm Trưởng khoa không đúng quy định thì nền giáo dục Việt Nam sẽ thế nào?
Gian dối trong môi trường giáo dục
Nội dung Báo Kinh tế nông thôn phản ánh, hiện có 3 giảng viên cơ hữu của Trường đại học Khoa học đồng thời cũng là giảng viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, gồm: PGS. TS Phạm Thị Phương Thái; các ThS Nguyễn Ngọc Lan, Hoàng Thị Phương Nga không đúng với quy định.
PGS. TS Phạm Thị Phương Thái, Phó hiệu trưởng Đại học Khoa học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, nội dung Báo phản ánh là không đúng. Qua kiểm tra cho thấy PGS. TS Phạm Thị Phương Thái, ThS Nguyễn Ngọc Lan, ThS Hoàng Thị Phương Nga là giảng viên cơ hữu, nhận lương theo chế độ và hưởng các chế độ của Trường Đại học Khoa học. Tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai chỉ tham gia dạy hợp đồng và nhận tiền hợp đồng giảng dạy (giáo viên thỉnh giảng).
Có thể khẳng định, đang có sự gian dối trong môi trường giáo dục tại Đại học Thái Nguyên. Trên 3 công khai, cả 3 giáo viên nói trên đều có trong danh sách giáo viên cơ hữu của Trường đại học Khoa học và Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, 3 giáo viên nói trên là giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Khoa học, vậy tại sao trong biểu mẫu 20 thông báo công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái nguyên tại tỉnh Lào Cai lại có danh sách 3 giảng viên này?
Trong biểu mẫu 20 thông báo công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai lại có danh sách 3 giảng viên PGS. TS Phạm Thị Phương Thái; các ThS Nguyễn Ngọc Lan, Hoàng Thị Phương Nga.
Phải chăng Phân hiệu Đại học Thái nguyên tại tỉnh Lào Cai đang cố tình đưa 3 giáo viên này từ giảng viên thỉnh giảng thành giảng viên cơ hữu để đánh lừa học sinh, sinh viên để tuyển sinh?
Nếu đúng 3 giảng viên gồm: PGS. TS Phạm Thị Phương Thái; các ThS Nguyễn Ngọc Lan, Hoàng Thị Phương Nga là giáo viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai thì tại sao khi kiểm tra Bộ Giáo dục và Đào tạo lại không phát hiện? Phải chăng Đại học Thái Nguyên thấy sai nên giấu?
Dù là trong trường hợp nào thì trong vụ việc 3 giảng viên nói trên đang có sự gian dối. Trong môi trường giáo dục tại đại học vùng như Đại học Thái Nguyên cần phải lên án mạnh mẽ.
Cũng liên quan tới việc gian dối tại Đại học Thái Nguyên, ông Nguyễn Văn Quý, sinh năm 1949, đã nghỉ hưu 10 năm nay, là tiến sĩ ngành Khoa học luật học, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh vẫn ký hợp đồng (ký hợp đồng một năm 1 lần) với ông Quý để ông này làm giảng viên cơ hữu của trường để mở ngành Luật (trên 3 công khai ông Quý là giảng viên cơ hữu).
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, qua kiểm tra tại thời điểm mở ngành, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh chưa có giảng viên cơ hữu trình độ tiến sỹ đúng ngành theo quy định.
Như vậy, với mục đích mở được ngành Luật, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã không ngần ngại gian dối, nếu không nói là bất chấp bằng mọi cách để mở được ngành.
Trong môi trường giáo dục, đào tạo ra các thế hệ nhân tài - chủ nhân tương lai của đất nước nhưng Đại học Thái Nguyên đã có sự gian dối ngay trong đội ngũ giảng viên.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc xung quanh Văn bản số 3449/BGDĐT-TTr của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các sai phạm tại Đại học Thái Nguyên.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.