Tình trạng giấy phép khai thác mỏ đá đã hết hạn nhưng vẫn được doanh nghiệp ngang nhiên khai thác không đúng thiết kế mỏ gây sạt lở đất rừng sản xuất, xe ben vận chuyển phá nát đường dân sinh. Người dân bức xúc phản ánh.
Việc khai thác không đúng thiết kế gây sạt lở đất rừng… “là cố tình hay hữu ý”?
Công ty TNHH Hùng Bình được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt cấp phép cho khai thác khoáng sản tại mỏ đá xây dựng ở xã Kim Hoa theo giấy phép số 1630/QĐ-UBND ngày 7/5/2015 có diện tích 2,8 ha, công suất khai thác 110 ngàn m3/năm với thời hạn khai thác là 7 năm.
Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, đơn vị này đã khai thác không đúng theo thiết kế mỏ đã được phê duyệt. Điều này đã dẫn tới tình trạng chiều cao tầng và góc dốc sườn tầng của mỏ đá lớn hơn thiết kế, dẫn tới mất an toàn, làm sạt lở đất rừng sản xuất do BQL rừng phòng hộ sông Ngàn Phố quản lý, xuống khu vực moong mỏ.
Được biết, Thanh tra Sở TN&MT Hà Tĩnh vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản số tiền 60 triệu đồng đối với Công ty TNHH Hùng Bình, trụ sở ở khối 9, thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn do khai thác không đúng quy định tại mỏ đá xây dựng ở núi Nắp Trình, xã Kim Hoa.
Trước đó, khi nhận được thông tin về sự cố xảy ra ngày 15/4 tại mỏ đá xây dựng ở núi Nắp Trình, Sở TN&MT Hà Tĩnh đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và UBND huyện Hương Sơn, xã Kim Hoa và BQL rừng phòng hộ sông Ngàn Phố tiến hành kiểm tra thực địa.
Bên cạnh việc bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm c, khoản 3, điều 38 Nghị định số 36/2020NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, Công ty TNHH Hùng Bình còn phải phối hợp với BQL rừng phòng hộ sông Ngàn Phố có phương án khắc phục sự cố sạt lở, sớm đưa khu vực này về trạng thái an toàn; thỏa thuận đền bù, hỗ trợ thiệt hại do sạt lở gây ra.
Đối với khối lượng đất sạt lở xuống khu vực moong mỏ, phải xúc chuyển tới nơi an toàn, lưu giữ để phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác. Không được thu hồi, khai thác khi chưa được UBND tỉnh cho phép.
Dừng việc khai thác tại phần diện tích moong dưới khu vực xảy ra sạt lở cho đến khi đảm bảo các điều kiện an toàn. Tuyệt đối không được khai thác ra ngoài diện tích và độ sâu cho phép. Tiến hành cắt tầng theo đúng thiết kế được phê duyệt, thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động khai thác tại mỏ.
Ngoài ra, Công ty TNHH Hùng Bình phải khẩn trương hoàn thành việc nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản còn nợ; lắp đặt trạm cân tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực mỏ; tăng cường phun tưới ẩm trên đường vận chuyển để giảm phát tán bụi; thực hiện việc vận hành thử nghiệm, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo đúng quy định…
Cơ quan chức năng cần đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản đối với Công ty Việt Ngọc và xem xét xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật
Liên quan đến việc người dân sinh sống tại thôn Đoàn Kết, xã Tân Quang, Lục Ngạn (Bắc Giang) phản ánh. Vào khoảng giữa tháng 4/2021, Công ty TNHH một thành viên Tư vấn dịch vụ đo vẽ bản đồ Việt Ngọc (gọi tắt là Công ty Việt Ngọc), thị trấn Chũ (Lục Ngạn) đã tự ý đắp đập, ngăn chặn dòng chảy tại sông Lục Nam dãn đến tình trạng sụt lún bãi bồi gần khu vực trồng cây ăn quả của người dân.
Trước những việc làm trái với quy định pháp luật nêu trên, người dân sinh sống nơi đây đã kịch liệt phản đối hoạt động này. Tại thời điểm, đại diện Công ty đã đưa ra những cam kết sẽ khắc phục trước người dân và chính quyền địa phương và ngành chức năng… nhưng đến nay, vẫn không thực hiện.
Có thể thấy, việc Công ty Việt Ngọc tự ý đắp đập ngăn sông thuộc thôn Đoàn Kết, xã Tân Quang (Lục Ngạn) là một hành động thách thức dư luận và thiếu tính thượng tôn pháp luật. Trong khi, tại vị trí mà công ty này tự ý “ngăn Sông, cấm chợ” này lại là đoạn sông hẹp, có mực nước (mùa cạn) chỉ khoảng hơn 1 m, nhiều đoạn có thể lội qua. Giữa sông là một con đập bằng đá và sỏi cuội hỗn hợp vét từ đáy sông tạo thành.
Đập cao khoảng 1 m, mặt rộng từ 3 - 5 m, dài hơn 50 m. Đầu đập, phía giáp thôn Đoàn Kết đã được khơi thông, nước chảy xiết, xoáy vào chân bãi tạo thành vệt sụt lún dài khoảng 70 m, trong đó khoảng 40 m2 đất bãi và bụi tre chắn sóng của hộ ông Trần Doãn Thương (thôn Đoàn Kết) đã bị nước cuốn trôi.
Cách con đập khoảng 200 m về phía thượng lưu, bãi tre chắn sóng của hộ ông Trần Bá Mễ đã bị tụt sâu gần 2 m so với mặt bãi. Theo ông Mễ, nguyên nhân chính là do Công ty Việt Ngọc khai thác cát, sỏi gần bờ sông gây nên. Nếu không kịp thời khắc phục, các đoạn sụt lún sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi mùa mưa đang tới gần, ảnh hưởng đến diện tích cây ăn quả của người dân.
Bức xúc Công ty Việt Ngọc ngang nhiên đắp đập chắn dòng nước, tối 17/4 vừa qua, hàng chục người dân thôn Đoàn Kết đã kéo ra phản đối và phá một đoạn đập để thông dòng chảy. Việc làm này đã dẫn tới xô xát giữa người dân với công nhân Công ty Việt Ngọc và gây nên đoạn sạt lở của hộ ông Thương, rất may không có thương vong. Ông Trần Văn Chế, thôn Đoàn Kết bức xúc: “Chúng tôi đề nghị các cấp chính quyền, ngành chức năng yêu cầu Công ty Việt Ngọc phá con đập ngang sông, đồng thời dừng vĩnh viễn việc khai thác cát, sỏi tại khu vực thôn Đoàn Kết”.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Cơ, Giám đốc Công ty Việt Ngọc cho biết, Công ty cho đắp đập ngăn sông là để nâng mực nước phía thượng nguồn nhằm kéo thuyền khai thác cát, sỏi ra khỏi vùng bị mắc cạn. “Trước tình hình trên, tôi đã yêu cầu công nhân ngừng khai thác cát, sỏi tại khu vực này từ ngày 17/4 đến hết mùa mưa năm nay. Hiện Công ty chưa có kế hoạch khai thác tiếp”, ông Cơ nói.
Theo ông Trần Huy Dương, Chủ tịch UBND xã Tân Quang, sau khi nắm bắt sự việc, UBND xã Tân Quang đã báo cáo UBND huyện Lục Ngạn, đồng thời vận động người dân thôn Đoàn Kết, Công ty Việt Ngọc giữ nguyên hiện trường, không có thêm hành động gây mất an ninh trật tự. Ngày 19/4, Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Lục Ngạn đã kiểm tra thực tế và có buổi làm việc với UBND xã Tân Quang, Công ty Việt Ngọc.
Nội dung, kiểm tra mốc giới khu vực khai thác khoáng sản của Công ty Việt Ngọc. Sau khi kiểm tra dọc tuyến sông Lục Nam, đoạn chảy qua các thôn: Thác Do, Đoàn Kết (xã Tân Quang), ngoài thực tế nêu trên, tại khu vực thôn Đoàn Kết hiện trạng không còn mốc giới các điểm góc khu vực cấp phép khai thác khoáng sản.
Đại diện Phòng TN&MT và UBND xã Tân Quang yêu cầu Công ty Việt Ngọc cung cấp phương án khai thác khoáng sản tại khu vực thôn Đoàn Kết và Thác Do về Phòng TN&MT trước ngày 21/4/2021; thực hiện việc khắc phục sạt lở bờ sông tại vị trí thửa đất của hộ ông Trần Doãn Thương xong trước ngày 24/4/2021.
Phía Công ty Việt Ngọc phải cắm lại mốc giới hai bên bờ sông tại các khu vực được cấp phép (theo quy cách mốc giới hành chính cấp xã) theo Giấy phép số 297/QĐ-UBND ngày 14/5/2018 của UBND tỉnh cấp cho Công ty Việt Ngọc khai thác khoáng sản (cát, sỏi) sông Lục Nam tại khu vực Bến Kép, Đoàn Kết, Thủ Dương, Mỹ An, thuộc các xã Tân Lập, Tân Quang, Nam Dương và Mỹ An, thời hạn xong trước ngày 30/4/2021.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, Công ty Việt Ngọc vẫn chưa hoàn thành các yêu cầu nêu trên. Nguyên nhân được phía doanh nghiệp đưa ra là do chưa đưa được phương tiện san lấp tiếp cận hiện trường và nhân viên Công ty “mắc” nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Ông Cơ cho biết, đơn vị sẽ khắc phục điểm sạt lở và phá con đập ngăn sông trong đầu tháng 5 này.
Theo điểm 7, Điều 2 trong Giấy phép khai thác khoáng sản số 297/QĐ-UBND ngày 14/5/2018 của UBND tỉnh cấp cho Công ty Việt Ngọc, trong quá trình khai thác “Nếu để xảy ra hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trong khu vực, diện tích được cấp phép, gây sạt lở đất bãi ven sông khu vực tiếp giáp, mất trật tự an ninh khu vực sẽ bị đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản và xem xét xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật”.
Căn cứ vào thực tế và những quy định của pháp luật, rõ ràng Công ty Việt Ngọc đã có những sai phạm, đòi hỏi các cơ quan có trách nhiệm xử lý nghiêm, kịp thời bảo đảm an ninh, trật tự ở địa phương và hoạt động sản xuất của người dân, doanh nghiệp.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.