Nhiều con heo (lợn) chết được một số người dân bỏ vào bao rồi vứt thẳng ra môi trường. Hiện tượng này đang diễn ra tại xã Cư Êbur (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).
Theo quan sát của phóng viên, dọc theo tuyến vành đai đường tránh phía Tây TP Buôn Ma Thuột, xuất hiện hàng chục con lợn chết được bọc trong bao, ruồi nhặng bu đầy và bắt đầu bốc mùi kinh khủng.
“Cả tuần nay, dọc tuyến đường trên xuất hiện nhiều bao tải chứa đầy heo chết. Heo chết được vứt bỏ có phải do dịch bệnh hay không tôi chưa dám khẳng định. Nhưng việc một số người lợi dụng lúc đêm khuya vứt heo chết ra đường là điều không thể chấp nhận được”, một người dân ở xã Cư Êbur bức xúc cho biết.
Trao đổi về vấn đề này, một lãnh đạo xã Cư Êbur cho rằng: “Đa phần heo chết vứt ra đường được người dân thực hiện lúc đêm tối. Trước tình trạng ô nhiễm môi trường do heo chết gây ra, chúng tôi sẽ huy động lực lượng Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân đi dọn dẹp vệ sinh, tiến hành thu gom, tiêu hủy theo đúng quy định”.
Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 23.000 con lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi và tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp.
Cơ quan này khuyến cáo: “Khi người dân phát hiện đàn lợn có dấu hiệu nhiễm bệnh cần báo ngay cho cơ sở thú y gần nhất để lấy mẫu kiểm tra và tiêu hủy theo quy định. Không được tự ý mang lợn đi bán hoặc vứt xác ra môi trường làm ảnh hưởng đến việc chăn nuôi của những hộ dân khác” .
Để đối phó với dịch tả lợn châu Phi, ngày 23/9, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản về việc tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng vứt xác heo ra môi trường làm ô nhiễm và lây lan dịch bệnh.
Theo đó, tỉnh này giao cho các sở, ban ngành, các địa phương chủ động phòng chống dịch, đặc biệt là ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vứt xác lợn chết ra môi trường.
Người dân địa phương rất mong chính quyền phương, ngành chức năng xử lý nghiêm tình trạng vứt heo chết ra đường trên địa bàn xã Cư Êbur.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.